Vai trò của Hydroxychloroquine đối với thai nhi và sản phụ SLE Lupus (2015) 24: 1384-1391 Các bác ...

 Vai trò của Hydroxychloroquine đối với thai nhi và sản phụ SLE
Lupus (2015) 24: 1384-1391

Các bác ...

 Vai trò của Hydroxychloroquine đối với thai nhi và sản phụ SLE
Lupus (2015) 24: 1384-1391

Các bác sỹ của bệnh viện La Reunion và bệnh viện Bordeaux, Pháp đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu về vai trò của Hydroxycholoroquine (tạm viết tắt là HCQ) trên các đối tượng sản phụ mắc bệnh SLE sinh con từ tuần 22 của thai kỳ trở đi. Số liệu được lấy trong vòng 11 năm (1/2001 -12/2012). Có 118 hồ sơ bệnh nhân được lựa chọn cho nghiên cứu trong đó 41 người dùng hydroxychloroquine (HCQ+) và 77 người không sử dụng Hydroxychloroquine (HCQ-). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi trung bình của người bệnh là 30 5 năm. Không có sự khác biệt về tuổi, tình trạng hút thuốc lá, chỉ số BMI, cũng như tình trạng kinh tế giữa 2 nhóm bệnh. Trong số 118 sản phụ có 3 người chưa đủ điều kiện mang thai trong thời gian đó: 2 người trong nhóm HCQ+ đang trong đợt cấp, 1 người trong nhóm HCQ- bị tăng áp động mạch phổi. Nhóm bệnh nhân HCQ+ có xu hướng nặng hơn với các tổn thương khớp, tổn thương thận, tổn thương huyết học nhiều hơn so với nhóm HCQ-. Có lẽ vì nặng hơn nên mới được kê Hydroxychloroquine. Trong số 41 mẹ HCQ+ có 38 mẹ sinh con sống (38 trẻ) và trong số 77 mẹ HCQ có 74 mẹ sinh con sống với 77 trẻ (3 me sinh đôi).
Sản phụ trong nhóm HCQ+ sinh con trước 37 tuần có tỉ lệ thấp hơn so với nhóm HCQ- (15,8; 44,2; p=0,006). Tỉ lệ sinh non (ngẫu nhiên, hoặc bắt buộc) ở sản phụ HCQ+ thấp hơn so với sản phụ HCQ- (p=0,006). Tỉ lệ thai chậm lớn trong tử cung cao hơn ở nhóm HCQ- so với nhóm HCQ+ (28,6; 10,5; p=0,03). Tác giả không thấy bệnh nhân nào tăng huyết áp do thai kỳ ở nhóm HCQ+ trong lúc đó nhóm HCQ- có 11,7 (p=0,02). Tương tự, không có bệnh nhân nào có xuất huyết giảm tiểu cầu ở nhóm HCQ+ nhưng có 9 bệnh nhân ở nhóm HCQ- có xuất huyết giảm tiểu cầu (p=0,02). Cả hai nhóm sản phụ đều sử dụng hàm lượng corticoid tương đương nhau. Các bác sỹ ở hai bệnh viện trường đai học La Reunion và Bordeux nhận thấy sử dụng Hydroxychloroquine làm giảm nguy cơ sinh non tới 6 lần ở bệnh nhân SLE mang thai.
Hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét được sử dụng điều trị cho bệnh nhân SLE hơn 30 năm nay. Thuốc đã được chứng minh có vai trò tốt trong các trường hợp tắc mạch, đợt cấp lupus, Hydroxychloroquine được chứng minh là an toàn đối với thai kỳ, nhưng Chloroquine có thể gây ra các triệu chứng về tai cũng như thị giác ở trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học thấy rằng Hydroxychloroquine làm giảm nguy cơ đợt cấp ở thai phụ SLE. Các bác sỹ khuyên nên sử dụng Hydroxychloroquine cho thai phụ có kháng thể Ro/SSA hoặc La/SSB dương tính để giảm nguy cơ tim mạch ở trẻ sơ sinh.
Tóm lại: Dự phòng Hydroxychloroquine trong thời gian mang thai ở bệnh nhân SLE làm giảm nguy cơ ở trẻ sơ sinh đặc biệt là nguy cơ sinh sớm và nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung, giảm nguy cơ đợt cấp cho mẹ. Thuốc an toàn trong thời kỳ thai nghén
TS. BS Hoàng Thị Lâm
Phòng khám Nội Dị ứng
Bệnh viện Đại học Y Hà nội
Trung tâm Dị ứng MDLS,
Bệnh viện Bạch mai

KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là sự tác động chủ động vào... KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là sự tác động chủ động vào... Tổ chức thành công Hội thảo với CHUYêN GIA HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI về BỆNH LÝ THAI NHI Sau 2 ngày 6-7/0... XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? - Tiền sản giật là một chứng... XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? - Tiền sản giật là một chứng... Vai trò của Hydroxychloroquine đối với thai nhi và sản phụ SLE Lupus (2015) 24: 1384-1391 Các bác ... Thai chậm tăng trưởng chọn lọc trong song thai một bánh nhau Selective intrauterine growth restrict...