XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? - Tiền sản giật là một chứng...

 XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT
I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ?

- Tiền sản giật là một chứng...

 XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT
I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ?

- Tiền sản giật là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ.

- Tiền sản giật là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa như đẻ non, thai chết lưu, rau bong nonnhất là sản giật có thể gây tử vong cho cả thai phụ và thai nhi.

II. NHÓM THAI PHỤ CÓ NGUY CƠ BỊ TIỀN SẢN GIẬT

Bất kỳ người phụ nữ mang thai nào khỏe mạnh cũng có thể phát triển tiền sản giật. Tuy nhiên, các chuyên gia xác định một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:

- Con so

- Đa thai

- Mẹ trên 40 tuổi

- Thụ tinh ống nghiệm

- Cá nhân hoặc gia đình có tiền sản giật

- Tiền sử giảm tiểu cầu

- Cao huyết áp mạn

- Đái tháo đường

- Béo phì

III. CÁC DẤU HIỆU CỦA TIỀN SẢN GIẬT

- Dấu hiệu nổi bật nhất của tiền sản giật là huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng quá mức (phù nề) tay và mặt, tăng cân nhanh chóng. Các triệu chứng khác cần đi khám ngay lập tức, bao gồm:

- Nhức đầu dữ dội.

- Rối loạn thị giác.

- Đau vùng thượng vị hoặc phần tư trên của hạ sườn phải.

- Đau hoặc cảm giác nóng bỏng sau xương ức.

- Buồn nôn hoặc nôn.

- Lẫn lộn hoặc lo lắng.

- Khó thở.

IV. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA TIỀN SẢN GIẬT

1. Biến chứng mẹ

- Biến chứng ở hệ thần kinh trung ương: sản giật, xuất huyết não màng não.

- Biến chứng ở mắt: mù mắt, do ảnh hưởng thứ phát của phù võng mạc, phù não, co thắt động mạch. Đây cũng là biến chứng hiếm gặp.

- Biến chứng ở thận: hoại tử ống thận cấp, suy thận cấp.

- Biến chứng ở gan: chảy máu dưới bao gan, có thể vỡ gan xuất huyết trong ổ bụng.

- Biến chứng ở tim: suy tim cấp.

- Biến chứng ở phổi: có thể xảy ra phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng hoặc sản giật).

- Biến chứng rối loạn đông máu: giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch.

2. Biến chứng thai

- Thai chậm phát triển trong tử cung (56)

- Đẻ non (40), do tiền sản giật nặng hoặc sản giật phải cho đẻ sớm.

- Tử vong chu sinh: Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu có biến chứng nhau bong non, đẻ non. Tử vong chu sinh khoảng 10.

Ngoài ra, tiền sản giật - sản giật có thể trở nặng và nhanh khi có hội chứng HELLP xuất hiện. Chẩn đoán hội chứng này gồm: tan huyết (Hemolysis), tăng các men gan (Elevated liver enzyme) và giảm tiểu cầu (Low plateletes).

V. CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN GIẬT

Đến với BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ, tất cả phụ nữ mang thai sẽ được các bác sĩ theo dõi tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm protein trong nước tiểu ở mỗi lần khám thai. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm tiền sản giật là một bước tiến bộ vượt bậc, sản phụ sẽ được kiểm tra các chỉ số sinh hóa, đặc biệt là các yếu tố tăng trưởng bánh nhau PlGF (Placental growth factor) và sFlt1 (soluble fms-like tyrosine kinase ) được xem như là một protein kháng tạo mạch máu trong huyết thanh vascular endothelial growth factor receptor (VEGF receptor-1)

PlGF là yếu tố tăng trưởng rau thai có vai trò quan trọng trong tân tạo mạch máu rau thai. sFlt-1 là thụ thể yếu tố phát triển tế bào nội mạc hòa tan, có vai trò kháng tân tạo mạch máu. Ở thai phụ bình thường PlGF và sFlt-1 thay dổi nồng độ theo các giai đoạn của thai kỳ. Ở thai phụ tiền sản giật, nồng độ PlGF giảm, trái lại nồng độ sFlt-1 lại tăng so với thai phụ bình thường có tuổi thai tương ứng. Đặc biệt sự thay đổi nồng độ này diễn ra khá sớm từ trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật. Do vậy, có thể xem xét sự thay đổi nồng độ của những chất này và đặc biệt là tỷ số sFlt- 1/PlGF để chẩn đoán sớm tiền sản giật có thể từ 3 tháng giữa thai kỳ thay cho phương pháp chẩn đoán hiện nay chỉ có thể chẩn đoán được tiền sản giật sớm nhất ở 20 tuần tuổi thai. Kết quả các chỉ số này sẽ giúp dự đoán nguy cơ gây tiền sản giật để từ đó có thể ngăn ngừa khả năng bị tiền sản giật trong lúc mang thai.
Xét nghiệm được thực hiện trên máy cobas 6000 của hãng ROCHE DIAGNOSTIC

PHÒNG CHỐNG

Cách tốt nhất để chăm sóc bản thân mình và em bé là tìm sớm và thường xuyên chăm sóc trước khi sinh. Nếu tiền sản giật được phát hiện sớm, và bác sĩ có thể làm việc cùng nhau để ngăn ngừa biến chứng và có những lựa chọn tốt nhất cho mẹ và con.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://www.dieutri.vn/sanphu/12-9-2011/S1328/Tien-san-giat.htm#ixzz3saIB1ooX

http://benhvienphusantrunguong.org.vn/news/tin-tuc-su-kien/tin-chuyen-nganh-san-phu-khoa/nhom-phu-nu-co-nguy-co-tien-san-giat-.html

http://tom.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/vai-tro-cua-sflt1-trong-chan-doan-som-tien-san-giat/

http://sdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/TT202420trang20tieng20Anh20-20Viet20-20Nghia(1).pdf
Thông tin được cung cấp bởi:
Khoa Xét Nghiệm Di Truyền Học Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ
http://bvphusanct.com.vn/?tabid=152&ndid=244&key=XET_NGHIEM_PLGF_VA_SFLT_1_TRONG_TIEN_SAN_GIAT
#BVPSTPCT #kienthucsankhoa #tiensangiat #xetnghiemditruyen #xetnghiemplgfvasflt

KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là sự tác động chủ động vào... KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là sự tác động chủ động vào... Tổ chức thành công Hội thảo với CHUYêN GIA HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI về BỆNH LÝ THAI NHI Sau 2 ngày 6-7/0... XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? - Tiền sản giật là một chứng... XÉT NGHIỆM PLGF VÀ SFLT-1 TRONG TIỀN SẢN GIẬT I. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? - Tiền sản giật là một chứng... Vai trò của Hydroxychloroquine đối với thai nhi và sản phụ SLE Lupus (2015) 24: 1384-1391 Các bác ... Thai chậm tăng trưởng chọn lọc trong song thai một bánh nhau Selective intrauterine growth restrict...