VIêM LOÉT MIỆNG TÁI DIỄN: Những điều cần biết! Viêm loét miệng tái diễn (hay viêm miệng áp-tơ, aph...

 VIêM LOÉT MIỆNG TÁI DIỄN: Những điều cần biết!

Viêm loét miệng tái diễn (hay viêm miệng áp-tơ, aphthous) là tình trạng lặp đi lặp lại của loét miệng lành tính và không truyền nhiễm. Tỷ lệ xuất hiện thường xuyên của loét miệng tái diễn là 25, tỷ lệ tái phát trong 3 tháng cao tới 50. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên và ít gặp hơn ở người lớn tuổi.

I. TRIỆU CHỨNG:

Các vết loét miệng thường có hình tròn, bầu dục, với màu trắng hoặc vàng ở trung tâm, màu đỏ ở viền xung quanh. Những ổ loét có thể hình thành ở bất cứ đâu bên trong miệng, trên hoặc dưới lưỡi, bên trong má hoặc môi, ở gốc của nướu răng, trên khẩu cái mềm/ cứng, họng. Tăng cảm giác đau cơ học khi có sự chuyển động của niêm mạc vùng đó. Có thể thấy ngứa ran hoặc rát 1-2 ngày trước khi các vết loét thực sự xuất hiện.

* Có 3 loại viêm loét miệng tái diễn bao gồm:

- Loét áp tơ nhỏ (chiếm 90-95): vết loét nhỏ dưới 5mm, loét nông, có thể lành trong 1 - 2 tuần mà không để lại sẹo.

- Loét áp tơ lớn (5-10): vết loét lớn 1 - 3cm, loét sâu. Có thể rất đau và diến biến tới 6 tuần, khi lành có thể để lại sẹo.

- Loét áp tơ dạng herpes (1-5): vết loét kích thước chính xác 1 - 3mm, loét nông, thường xuất hiện các cụm từ 10 - 100 vết loét. Có thể lành trong 1 - 2 tuần mà không để lại sẹo.

II. NGUYêN NHÂN:

Viêm miệng áp-tơ tuy là một bệnh phổ biến nhưng căn nguyên, cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố sau đây có thể góp phần vào cơ chế bệnh sinh của bệnh.

2.1. Yếu tố di truyền:

Khoảng 40 bệnh nhân có tiền sử trong gia đình bị loét áp tơ. Những người này thường khởi phát bệnh sớm hơn và mức độ bệnh nặng hơn. Có mối liên quan giữa các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) với bệnh: có sự tăng tần suất các kháng nguyên HLA loại A2, A11, B12 và DR2. Mối liên quan này thay đổi theo nguồn gốc dân tộc và chủng tộc.

2.2. Chấn thương cơ học

Các sang chấn của niêm mạc miệng do các yếu tố cơ học như ăn nhai, răng sắc nhọn, bàn chải đánh răng thô ráp, tiêm tê, các can thiệp nha khoa...

2.3. Thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất như B3 (niacin), B9 (axit folic), B12 (cobalamin), kẽm, sắt, hoặc canxi... có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng loét miệng.
Sự thiếu hụt các yếu tố tạo máu như sắt, vitamin B12 và axit folic ở những người bị bệnh loét áp tơ cao gấp hai lần so với nhóm chứng.

2.4. Căng thẳng (stress):

Sự căng thẳng tinh thần gián tiếp gây loét áp tơ thông qua những hành động hàng ngày làm tăng nguy cơ sang chấn mô mềm như cắn môi, cắn má. Các nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa mức độ căng thẳng với độ nặng của loét áp tơ.

2.5. Loét áp tơ và liên cầu:

Liên cầu trong miệng được xem là vi sinh vật liên quan trực tiếp tới bệnh sinh của loét áp tơ. Nó góp phần gây nên các vết loét áp tơ đồng thời đóng vai trò là kháng nguyên, kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Những kháng thể này phản ứng chéo với niêm mạc miệng. Loài liên cầu tan huyết alpha gây bệnh loét áp tơ là Streptococcis sanguis (hay Streptococcus mitis).

2.6. Nhiễm Virus

Một số virus có thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh của loét áp tơ như cytomegalovirus ở người, Epstein-barr virus.

2.7. Loét áp tơ và trào ngược dạ dày, Helicobacter pylori:
- Các nghiên cứu chỉ ra trào ngược dạ dày làm gia tăng, nặng hơn và kéo dài thời gian lành của loét áp tơ, đây là kết quả tác động tại chỗ vết loét của acid dạ dày, ngoài ra các bệnh lý viêm loét dạ dày thường gây giảm hấp thu các vitamin và khoáng chất.
- Helicobacter pylori từng được xem là yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh loét áp tơ. Vi khuẩn này có mặt trong các mảng bám răng. Tuy nhiên, vai trò của nó chưa rõ ràng.

2.8. Thay đổi nội tiết:

Một số tác giả thấy rằng loét áp tơ thường xảy ra trong giai đoạn bắt đầu kinh nguyệt hoặc trong pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.

2.9. Hệ thống miễn dịch: Vai trò của TNF-:
Yếu tố hoại tử u (TNF-) là cytokin tiền viêm liên quan tới sự hình thành các vết loét mới. Sự kích thích của kháng nguyên lên các tế bào sừng niêm mạc gây sản xuất các cytokin tiền viêm như interleukin 2, TNF-... TNF- làm bộc lộ phức hợp hòa hợp mô lớp I làm các tế bào niêm mạc trở thành đích tấn công của các lympho T gây độc tế bào (cytotoxic T cells).
=> Điều trị bằng các thuốc như Thalidomid và Pentoxifylin cho hiệu quả cao. Thalidomid giảm hoạt động của TNF- qua tác động lên ARN thông tin. Pentoxifylin ức chế sản xuất TNF-.

2.10. Ngừng hút thuốc lá

Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm tăng quá trình sừng hóa niêm mạc, tạo ra hàng rào bảo vệ, ngăn cản chấn thương và vi trùng xâm nhập. Nicotin được xem là yếu tố bảo vệ vì nó kích thích sản xuất các steroid thượng thận bằng cách tác động lên vùng dưới đồi, gây giảm sản xuất yếu tố hoại tử u (TNF-) và interleukin 1, interleukin 6. Vì vậy, liệu pháp thay thế nicotin được khuyến cáo cho những bệnh nhân loét áp tơ miệng mà đã ngừng hút thuốc lá.

2.11. Các loại thuốc như: thuốc ức chế men chuyển captopril, muối vàng, nicorandil, phenindion, phenobarbital và dung dịch hypochloride. Các thuốc chống viêm không steroid như axit propionic, diclofenac, và piroxicam...

III. Lưu ý Chẩn đoán:

* Cần phân biệt loét áp tơ đơn thuần với loét miệng trong các bệnh lý hệ thống khác: Hội chứng Behcet/Magic/ Sweet, Giảm bạch cầu trung tính có tính chu kỳ, HIV, thiếu máu, bệnh đường tiêu hóa (bệnh Celiac, tăng nhạy cảm gluten, bệnh Crohn)...

* Cần nghĩ đến và loại trừ ung thư khoang miệng khi có các dấu hiệu như:
- Vết loét không tự lành hoặc không lành sau điều trị 2 tuần.
- Vết loét xuất hiện cố định ở một vị trí, có xu hướng lan rộng.
- Vết loét dễ chảy máu. Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng.
- Có hạch cổ cùng bên, đặc biệt hạch cổ chắc và không di động.
- Ngoài ra sụt cân, mệt mỏi, trở ngại chức năng như nuốt sặc, nuốt nghẹn, khó khăn khi nuốt, khàn tiếng bất thường.

* Cần phân biệt với viêm loét miệng do virus Herpes simplex (HSV) (hay Bệnh Herpes môi): những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi, xung quanh miệng. Vùng da quanh chỗ phồng thường nổi đỏ, sưng lên, đau nhức. Vùng bị phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài, sau đó đóng vảy sau vài ngày. Ngoài ra có thể loét ở trên cơ quan sinh dục.

IV. ĐIỀU TRỊ
Quan trọng là trên mỗi bệnh nhân cần phát hiện tất cả các yếu tố liên quan.

Loét áp tơ nhỏ thường không cần điều trị mà có xu hướng tự biến mất trong 1-2 tuần.
Loét áp tơ lớn, dai dẳng, bất thường cần được điều trị và theo dõi. Có nhiều phương án điều trị:

1. Thuốc bôi:
+ Nitrate bạc, Debacterol (gồm phenol sulfonate, sulfuric acid), kem bôi Triamcinolone acetonide, hoặc amlexanox (aphthasol), tác dụng đốt tiêu hủy vết viêm loét.
+ SMC, Gel lidocaine 2 chống viêm, giảm đau, gây tê.
Lưu ý: Khi dùng thuốc bôi, sau khi bôi thuốc ít nhất 20 - 30 phút mới nên ăn/ uống, bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1 giờ có tác dụng tốt nhưng có thể gây tăng trào ngược nếu có.

2. Súc miệng: nước muối sinh lý 0.9, chlorhexidine 0.12 (cyteal, el), nano bạc (SMC Ag+)... giúp sát khuẩn mau lành loét.

3. Thuốc uống:

- Bổ sung vitamin - khoáng chất: như folate (axit folic), vitamin B6, vitamin B12, kẽm, sắt, vitamin PP, vitamin C...

- Trường hợp có bội nhiễm:, Kháng sinh Biseptol (cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim; hoặc spiramycin và metronidazol.

- Bội nhiễm nấm tại chỗ: Dùng thuốc bôi kháng nấm, có thể cả thuốc uống kháng nấm như fluconazol, itraconazol hoặc nistatin.

- Đối với trường hợp loét nặng, đau nhiều, kéo dài có thể dùng thêm corticosteroid đường uống, thuốc điều hòa miễn dịch (Thalidomid100mg/ngày; Pentoxifyllin400mg ngày 3 lần).

4. Ngoài ra cần giảm các yếu tố nguy cơ từ thức ăn, kem đánh răng, căng thẳng tâm lý,... Liệu pháp vật lý giúp vết loét nhanh liền: laser, sóng siêu âm.

#viêm loét miệng #nhiệt miệng #áp tơ miệng # loét tái diễn

Điều trị viêm loét miệng Loét miệng, viêm loét miệng (aphthous ulcers, aphtha), là những tổn thươn... VIêM LOÉT MIỆNG TÁI DIỄN: Những điều cần biết! Viêm loét miệng tái diễn (hay viêm miệng áp-tơ, aph... Chia sẻ anh em BÀI GIẢNG rất hay: TỪ ĐIỂN HỘI CHỨNG, TRIỆU CHỨNG Y KHOA Để nhận tài liệu này, anh... MÓNG TAY BÉ BỊ ĐỐM TRẮNG CÓ Ý NGHĨA GÌ Ths.Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi PK CarePlus Tân ... CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ??? 13 điều về hội chứng động mạch chủ cấp và bóc tách động mạch chủ 1. ... ĐỘT QUỴ - NGUYêN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ Là tình trạng ...