Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Điều trị viêm loét miệng Loét miệng, viêm loét miệng (aphthous ulcers, aphtha), là những tổn thươn...

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Bài viết

 Điều trị viêm loét miệng

Loét miệng, viêm loét miệng (aphthous ulcers, aphtha), là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt

Viêm loét miệng miệng thì thường xảy ra ở nữ hơn là nam giới. Thống kê cũng cho thấy khoảng 30 số bệnh nhân thường bị viêm loét miệng tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình.

Nhìn chung, các vết loét xuất hiện và tự khỏi trong vòng khoảng một tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào.

Nguyên nhân

Cho đến nay, nguyên nhân thực sự của viêm loét miệng vẫn chưa được rõ. Tuy vậy, người ta cho rằng có một số yếu tố có thể là nguyên nhân khởi phát của bệnh như các tổn thương nhỏ ở khoang miệng do bàn chải răng quá to, quá cứng, do vô tình cắn phải niêm mạc miệng, lưỡi; đánh răng và nước súc miệng có chất sodium lauryl sulphate cũng có thể gây viêm loét miệng.

Viêm loét miệng cũng có thể do gia vị hoặc thức ăn có tính acide, do nhạy cảm với một số loại thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho mát, dứa; một chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate, sắt thường hay gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng. Các nguyên nhân viêm loét miệng do dị ứng với vi khuẩn cư trú trong khoang miệng, viêm loét miệng do vi khuẩn helicobacter pylori, loét miệng do thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, và viêm loét miệng do căng thẳng về mặt tâm lý (stress) cũng có thể xảy ra.

Viêm loét miệng cũng có thể xảy ra đồng hành trong một số bệnh cảnh như các viêm loét của ruột non, bệnh viêm loét đại trực tràng như bệnh Crohn; bệnh viêm toàn thân (bệnh Behcet); bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)

Điều trị

Nói chung, viêm loét miệng thường tự khỏi sau một đến hai tuần mà không để lại một di chứng nào. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bạn cũng cần phải sử dụng một số liệu pháp như súc miệng hoặc bôi một số thuốc có chứa steroid như dexamethasone để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét. Thuốc kháng sinh như tetracycline làm giảm đau, giảm viêm, làm mau lành vết loét nhưng hiện nay ít được dùng, đặc biệt ở trẻ em. Các loại thuốc kem có chứa benzocaine, amlexanox, fluocinonide hiện đang được ưa chuộng giúp giảm đau và mau lành vết loét.

Trong một số trường hợp, các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét. Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau (paracetamol), vitamin C, vitamin PP. Ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu gây đau ổ loét.

Dự phòng

Do cơ chế gây tổn thương chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều các thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, dấm). Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồngcũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.

Điều trị viêm loét miệng Loét miệng, viêm loét miệng (aphthous ulcers, aphtha), là những tổn thươn... VIêM LOÉT MIỆNG TÁI DIỄN: Những điều cần biết! Viêm loét miệng tái diễn (hay viêm miệng áp-tơ, aph... Chia sẻ anh em BÀI GIẢNG rất hay: TỪ ĐIỂN HỘI CHỨNG, TRIỆU CHỨNG Y KHOA Để nhận tài liệu này, anh... MÓNG TAY BÉ BỊ ĐỐM TRẮNG CÓ Ý NGHĨA GÌ Ths.Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi PK CarePlus Tân ... CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ??? 13 điều về hội chứng động mạch chủ cấp và bóc tách động mạch chủ 1. ... ĐỘT QUỴ - NGUYêN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ Là tình trạng ...