Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Một câu hỏi gửi về chuyên trang Chăm sóc sức khỏe báo Vnexpress: Tôi bị đau lưng từ tháng 3/2020 đế...

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Bài viết
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh  Một câu hỏi gửi về chuyên trang Chăm sóc sức khỏe báo Vnexpress: Tôi bị đau lưng từ tháng 3/2020 đế...

 Một câu hỏi gửi về chuyên trang Chăm sóc sức khỏe báo Vnexpress: Tôi bị đau lưng từ tháng 3/2020 đến nay chưa khỏi. Cứ ngồi một lúc đứng dậy thì lưng dưới hơi đau và căng, kéo xuống chân khi thả lỏng người về trước thì lưng dưới kêu cái cục, sau khi kêu thì lưng chân thấy nhẹ hẳn đi. Xin hỏi em bị bệnh gì và điều trị ra sao?.

BS.CKI Kim Thành Tri (Khoa Thần kinh - Cột sống, TT Chấn thương chỉnh hình - BVĐK Tâm Anh TP.HCM) đã trả lời: Với các triệu chứng trên, khả năng cao là bạn đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Và đã có hiện tượng chèn ép rễ thần kinh (đau lan xuống mông và chân hai bên là dấu hiệu đau theo đường đi của rễ thần kinh).

Trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình thì 80-90 sẽ tự cải thiện sau khoảng 1-2 tuần, do quá trình viêm của rễ thần kinh tự giới hạn. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần phải đến khám tại bệnh viện để gặp bác sĩ chuyên khoa cột sống để thực hiện các xét nghiệm hình ảnh học chuyên sâu về cột sống. Việc làm này để khẳng định chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn, hạn chế tái phát bệnh nặng hơn về sau.

Một số thống kê khiến mọi người giật mình về căn bệnh Thoát vị đĩa đệm:
Theo các nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với nhiều biến chứng khó lường. Bệnh có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi.
Khoảng 30 dân số Việt Nam đang gặp phải tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc đơn thuần là thoái hóa tự nhiên

Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày, giảm sút sức khỏe nghiêm trọng như:
Đau đột ngột và dữ dội, đau buốt từng cơn, âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, cổ, gáy...
Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.
Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
Tê hoặc yếu 2 chi, khó gấp duỗi, cầm nắm đồ vật
Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
Trong một số trường hợp, có thể bị đau đầu, chóng mặt.

TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc TT Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: Bình thường đĩa đệm rất chắc chắn, có vai trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm tại nhiều vị trí như đĩa đệm cổ, cổ ngực, ngực, lưng, thắt lưng. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp nâng cao khả năng phục hồi, ổn định cuộc sống. Ngược lại, nếu phát hiện muộn khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày gây khó cử động cổ, tay, chân; dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.

Tùy theo tình trạng bệnh lý, cũng như mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động lao động, sinh hoạt và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp:
Trường hợp thoát vị đĩa đệm chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.
Trường hợp đã điều trị nội khoa tích cực không thuyên giảm, hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Theo các chuyên gia Thần kinh Cột sống - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, tỷ lệ thành công của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là khá cao. Các công trình nghiên cứu y khoa mở rộng cho thấy, kết quả tốt hoặc xuất sắc chiếm khoảng 84 trường hợp thực hiện phẫu thuật.
Quan trọng hơn, sau khi phẫu thuật người bệnh cần cần có chế độ nghỉ ngơi nghiêm ngặt, thực hiện các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu, khôi phục trạng thái bình thường cho đĩa đệm, giảm đau, hạn chế biến chứng sau mổ và sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp về bệnh Thoát vị đĩa đệm với các bác sĩ của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, vui lòng gọi đến số hotline 0287 102 6789 (HCM)/ 1800 6858 (HN), inbox trực tiếp fanpage hoặc đặt lịch trực tuyến tại đây: https://tamanhhospital.vn/chuyen-khoa/chan-thuong-chinh-hinh/
-------------------------
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0287 102 6789
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
Hotline: 1800 6858
Website: https://tamanhhospital.vn

ĐAU THẦN KINH TỌA Đau thần kinh Tọa (còn gọi là thần kinh hông to, hay thần kinh ngồi) là tình t... ĐAU THẦN KINH TỌA ThS.BS Trần Thu Nga Khoa Khám Bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3 Đau thần ... ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA NHƯ THẾ NÀO? Bệnh đau thần kinh tọa gây ra các biến chứng vô cù... Chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa (sciatica pain) Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn được... Một câu hỏi gửi về chuyên trang Chăm sóc sức khỏe báo Vnexpress: Tôi bị đau lưng từ tháng 3/2020 đế... [Trưc tiêp] KHĂC PHUC BêNH NGHê NGHIêP CHO GIANG VIêN ĐAI HOC VƠI CHIROPRACTIC CHUÂN MY Hơn 17 nă...