SỐT XUẤT HUYẾT Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bên...

 SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bênh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, nhưng có thể nặng và gây sốc do giảm khối lượng máu lưu hành.



1. Nguyên nhân mắc bệnh Sốt xuất huyết

Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes Aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes Aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

2. Dấu hiệu nhận biết Sốt xuất huyết

Sốt cao đột ngột, liên tục;
Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn;
Da xung huyết;
Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt;
Nghiệm pháp dây thắt dương tính;
Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.


3. Triệu chứng và chuẩn đoán
3.1. Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh: Từ 03 đến 06 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

3.2. Sốt Dengue

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.
Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết Dengue mới có.

3.3. Sốt xuất huyết Dengue

Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt Dengue. Tuy nhiên thường sau từ 02 đến 05 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu ( 100.000/mm) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết Dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn, nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm Protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường.
Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết Dengue và được phân loại theo WHO :

Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.
Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.
Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu huyết áp tâm trương 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.
Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.
Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng.

3.4. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
a. Lâm sàng

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 02 đến 07 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
Da xung huyết, phát ban.
Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

b. Cận lâm sàng

Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.
Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
Số lượng bạch cầu thường giảm.

4. Phương pháp điều trị và dự phòng Sốt xuất huyết
4.1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Điều trị triệu chứng
Nếu sốt cao 390C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.
Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.
Chú ý:
Tổng liều Paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h.
Không dùng Aspirin (Acetyl Salicylic Acid), Analgin, Ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Bù dịch sớm bằng đường uống:
Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước Oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, ) hoặc nước cháo loãng với muối.

4.2. Phòng bệnh

Những nỗ lực để giám sát cần phải trực tiếp hướng tới để diệt muỗi và loại trừ những nơi muỗi sinh sản.
Những biện pháp này rất quan trọng nhằm để loại trừ muỗi và những nơi muỗi sinh sản. Các biện pháp cần được tăng cường trước khi có sự chuyển mùa (trong và sau mùa mưa) và trong các vụ dịch, ...vv.

a. Phòng muỗi đốt:

Muỗi truyền virus Dengue đốt người vào ban ngày, cho nên phải tự bảo vệ để tránh muỗi đốt.
Mặc quần áo dài che kín tay chân.
Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ và người già.
Dùng các dụng cụ bắt muỗi và diệt muỗi vào ban ngày.
Dùng màn để tránh muỗi cho trẻ em, người già và những người khác khi ngủ ban ngày. Tác dụng của màn tốt hơn khi tẩm Permethrin (chất diệt côn trùng Pyrethroid), rèm (bằng vải hoặc bằng tre) cũng có thể được tẩm chất diệt côn trùng và treo tại cửa sổ hoặc cửa ra vào để xua muỗi và diệt muỗi.
Phá vỡ chu kỳ lây truyền sốt xuất huyết từ người sang người khi muỗi nhiễm virút hút máu người bị bệnh.
Màn chống muỗi và dụng cụ diệt muỗi sẽ giúp ngăn ngừa có hiệu quả để tránh muỗi đốt người và giúp ngăn chặn lây lan của virút Dengue.

b. Phòng muỗi sinh sản:

Muỗi truyền virút Dengue sống và sinh sản ở những nơi nước ứ đọng ở trong và xung quanh nhà.
ổ nước thừa ở chỗ ứ nước, máy điều hoà, ơ các bể, thùng nước, xô, chậu...
Bỏ tất cả các vật dụng mà chứa nước đọng (chẳng hạn như ở chậu cây cảnh, ..vv) ra khỏi nhà.
Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước.
Thu nhặt và loại bỏ những dụng cụ mà nước có thế đọng lại như: chai, lọ, túi nhựa, lon đồ hộp, lốp xe đạp.

5. Thông tin sức khỏe sinh viên

Từ ngày 03/9/2016 đến ngày 09/9/2016, Trạm Y tế tiếp nhận 453 ca khám chữa bệnh, trong đó có 106 trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với kiến ba khoang (chiếm 23,40).
Như vậy, tình hình bệnh do tiếp xúc với kiến ba khoang có chiều hướng tăng về số ca (giảm về ). Trước tình hình trên Trạm Y tế khuyến cáo: Đây là thời gian cao điểm của kiến ba khoang. Đề nghị các bạn sinh viên thực hiện tốt các hướng dẫn của Trạm Y tế:
Đóng cửa sổ vào buổi chiếu tối;
Ngủ phải mắc màn;
Mặc quần áo dài;
Giũ quần áo, khăn mặt trước khi dùng;
Không trực tiếp lấy tay bắt, giết kiến;
Vệ sinh phòng ở gọn gàng, ngăn nắp;
Khi tiếp xúc với kiến ba khoang thì phải rữa sạch bằng nước và đến Trạm y tế để khám điều trị.
Ngoài các biện pháp và tuyên truyền, khuyến cáo của Trạm Y tế, Trung tâm Quản lý Ký túc xá còn tổ chức phát quang bụi rậm tại các tòa nhà A7, A8, BA5, B3 và khuôn viên Ký túc xá khu A mở rộng.
Tổ chức đội ngũ y, bác sĩ đền từng phòng sinh viên để phát tờ rơi và tuyên truyền phòng chống bệnh do tiếp xúc với kiến ba khoang: Nhà AH2, A19; A20, BA5.
Tiếp tục khảo sát diệt lăng quăng các khu vực trong Ký túc xá để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bạn có nhiều câu hỏi về Bệnh Xuất huyết Giảm tiểu cầu (XHGTC) vẫn chưa được giải đáp. Hãy tham gia ... NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH MÁU? Công thức tế bào máu (hay còn gọi là tổng phâ... KHI NÀO CẦN TIỆT TRỪ HP CHO TRẺ? Thực tế là không phải bất cứ trẻ nào nhiễm Hp cũng cần điều trị. C... ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Theo báo cáo của Bộ Y tế hiện cả nước ghi nhận gần 63.000 t... SỐT XUẤT HUYẾT Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bên...