Bệnh viện Đại học Y Dược ĐIỀU TRỊ ĐÚNG VI KHUẨN H.P ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG Theo PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng - Trưởng khoa T...

Bệnh viện Đại học Y Dược - Bài viết
Bệnh viện Đại học Y Dược  ĐIỀU TRỊ ĐÚNG VI KHUẨN H.P ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG


Theo PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng - Trưởng khoa T...

 ĐIỀU TRỊ ĐÚNG VI KHUẨN H.P ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG


Theo PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng - Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, dù vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nhưng không phải người nào bị nhiễm H.P cũng sẽ diễn tiến xấu. Điều này phụ thuộc vào yếu tố di truyền, độc tính của chủng loại H.P và chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

Nhiều trường hợp nhiễm H.P ở dạng tiềm ẩn, ổn định, không gây ra triệu chứng nhưng người bệnh lại quá lo lắng dẫn đến tốn kém trong điều trị, gây nhiều tác dụng phụ không cần thiết. Những trường hợp này có thể chỉ cần theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp vi khuẩn H.P gây các biểu hiện lên dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hoặc đau vùng thượng vị, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra xem có phải tác nhân do H.P hay không. Nếu kết quả dương tính thì nên tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời tầm soát những người trong gia đình hoặc người tiếp xúc gần với người nhiễm để phát hiện và điều trị nhằm phòng ngừa lây nhiễm.

Phác đồ điều trị H.P cho người bệnh có chỉ định bao gồm ít nhất 2 loại kháng sinh (vì H.P rất dễ kháng thuốc) kết hợp với thuốc kháng tiết axit (vì kháng sinh dễ bị hủy trong môi trường axit dạ dày). Thời gian điều trị khoảng 14 ngày, sau đó có thể uống thêm thuốc kháng tiết axit để giúp lành các tổn thương ở dạ dày và giảm triệu chứng.

Các thuốc điều trị H.P thường có nhiều tác dụng phụ và cách sử dụng khác nhau, vì vậy người bệnh cần được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc thật kỹ càng, chi tiết. Ngay khi xuất hiện tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, tiêu lỏng, đắng miệng người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phác đồ phù hợp, tránh việc tự ý bỏ thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin liên hệ:

- Khoa Tiêu hoá - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM
- Số điện thoại: 028 3952 5890
- Email: tieuhoaumc.edu.vn
- Lịch khám bệnh: https://bit.ly/2yirNXo



Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng đăng ký tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM.
Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://umc.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng: UMC- Đăng ký khám bệnh Online (App Store, Google Play). Xem hướng dẫn đặt lịch khám và thanh toán online tại: https://youtu.be/dUfIuh4tba8
Dịch vụ bảo lãnh viện phí: https://youtu.be/dplcAdeP-JQ
Quyền lợi BHYT: https://youtu.be/au69G2W2HXY
Thời gian phát số khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: 03h00 - 16h30, thứ Bảy: 03h00 - 11h30.
Thời gian khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: 06h30 - 12h00 và 13h00 16h30 (đến khi hết người khám), thứ Bảy: 06h30 - 11h30 (đến khi hết người khám).
Lịch khám của bác sĩ: http://bvdaihoc.com.vn/Home/ViewLichKham#maincontent
Hotline Chăm sóc khách hàng: 19007178

ĐIỀU TRỊ ĐÚNG VI KHUẨN H.P ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG Theo PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng - Trưởng khoa T... VÌ SAO ĐIỀU TRỊ HP THƯỜNG BỊ THẤT BẠI? Các chuyên gia y tế nhận định rằng, quá trình điều trị vi ... TÁI NHIỄM KHUẨN HP - SỰ CHỦ QUAN KHIẾN BỆNH DẠ DÀY TÁI PHÁT DAI DẲNG Vì sao bệnh dạ dày bệnh dạ dà... VI KHUẨN HP - THỦ PHẠM GÂY VIêM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG ------------------------------------------...