Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố U MÁU Ở TRẺ NHỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Không nguy hiểm, nhưng cần để ý và trị sớm U máu là một cụm ...

Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - Bài viết

  U MÁU Ở TRẺ NHỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Không nguy hiểm, nhưng cần để ý và trị sớm

U máu là một cụm các mạch máu phát triển bất thường trên da trẻ. Đây là loại u hay gặp nhất ở trẻ nhũ nhi. Chính vì u máu thường xuất hiện ngay sau sinh, nên các cụ gọi là bớt đánh dấu. Đôi khi u máu xuất hiện sau vài tuần, vài tháng sau sinh. Có đứa có u đỏ mọng như quả dâu, có đứa lại ngoằn ngoèo, hoặc chìm sâu dưới da.

Bố mẹ thấy vậy thường lo lắng nhiều. Vậy nên bài viết sau từ Chăm con chuân My sẽ giải đáp tất cả:

U MÁU LÀNH HAY DỮ?
Dù u máu có thể to nhỏ, lồi lõm, xù xì hay trơn láng, xuất hiện ngẫu hứng,nhưng tin vui là U MÁU LÀ LOẠI U LÀNH TÍNH (KHÔNG PHẢI UNG THƯ).
Phần lớn u máu sẽ tự biến mất mà không để lại dấu vết gì. Một số u máu - đặc biệt u máu ở mặt hoặc u máu cỡ khổng lồ thì cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới ngũ quan khác hoặc để lại sẹo vĩnh viễn.
Rất may là giờ không thiếu cách điều trị sớm u máu.

4-6 TRẺ CÓ U MÁU
Hay gặp ở trẻ da trắng, con gái, sinh đôi, đẻ non hoặc nhẹ cân.
U máu thường có giai đoạn phình to rất nhanh, sau đó sẽ teo và xẹp dần.

CÓ BA LOẠI U MÁU
- U máu ngoại biên (lồi như nốt ruồi son, nhìn như quả dâu). Ban đầu thường là các mảng trắng, hồng hoặc đỏ nhỏ trên da.
- U máu sâu: có da bề mặt phẳng, nhưng ăn sâu dưới da, nhìn như đang sưng u một cục vậy.
- U máu hỗn hợp: vừa có chùm dâu vừa ăn sâu dưới da.

CHÚ Ý LÀ CÓ VÀI BỚT CÓ MÀU TƯƠNG TỰ NHƯ U MÁU, KHÁ KHÓ PHÂN BIỆT

BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ KHI THẤY CON CÓ U MÁU?
Tầm 4 tuần đầu đời, bố mẹ sẽ bắt đầu thấy con có u máu.
Nhìn ban đầu có khi chỉ như một vết xước hoặc bầm tím nhỏ. Ở tuần tuổi 5 - 7, các u máu bắt đầu rõ ràng hơn.

NẾU BẠN NGHI CON CÓ U MÁU, HÃY GỌI BÁC SĨ NHI CỦA MÌNH LUÔN
Để hẹn một buổi khám sớm cho bác sĩ xem vết u máu của con
VÌ SAO?
VÌ VỚI CÁC KHỐI U MÁU CẦN ĐIỀU TRỊ, THÌ NêN ĐIỀU TRỊ TRƯỚC 1 THÁNG TUỔI

BÁC SĨ SẼ HỎI GÌ?
- U máu đường kính to không? To hơn hay bé hơn 2 cm.
- Vị trí: trên mặt, mông bẹn hay vị trí khác?
- Số lượng: 1 hay nhiều, nhiều là bao nhiêu?
CHỤP GỬI BÁC SĨ QUA ZALO, MESSENGER LÀ CÁCH HAY!

SAU ĐÓ THÌ SAO?

Ta cần theo dõi u máu cho đến khi khối u ngừng to ra.
Khối u nông thường to nhất khi 5 tháng tuổi.
U máu sâu thì to ra lâu hơn. Đôi khi cần tới cả phẫu thuật thẩm mỹ, da liễu vào cuộc.

Đến 6 - 18 tháng, đa số u máu sẽ phình chậm hơn. Bớt đỏ, xám dần, trắng dần và biến mất từ trong ra ngoài khối.

ĐA SỐ U MÁU ĐẾN 4 - 5 TUỔI LÀ XẸP VÀ BIẾN MẤT.

CHÚNG TÔI ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
Có 3 lí do mà cần điều trị:
1. Ảnh hưởng tới mắt, mũi, mồm, tai, hô hấp của trẻ.
2. Có lỗ rò. Trong một vài ca, da trên bề mặt u máu nứt vỡ, gây chảy, rỉ máu, nhiễm trùng, gây sẹo.
3. Để lại sẹo hoặc sắc tố vĩnh viễn trên da.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY
Nếu có chỉ định điều trị, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp tác động trực tiếp lên da và hoặc uống thuốc.
Mục tiêu là ngăn cho khối u to lên nhanh trong giai đoạn phình to hoặc xẹp nhanh hơn.
Đốt laser hoặc tiểu phẫu có thể áp dụng, nhưng thường tránh trong giai đoạn nhũ nhi vì rủi ro khi gây mê.

UỐNG THUỐC:
- Propranolol - thuốc này trị cao huyết áp, nhưng dùng cả trị u máu, uống cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Và cần bác sĩ chỉ định và theo sát.
- Uống corticoid - hiếm dùng lắm rồi.
BÔI TẠI CHỖ:
- Kem bôi tại chỗ với u máu nhỏ, nông. Cũng chứa chất na ná thuốc uống propranolol. Đương nhiên là cần bác sĩ chỉ định.
- Tiêm corticoid vào u: giúp làm chậm phát triển của u. Đương nhiên là cần bác sĩ chỉ định.
PHẪU THUẬT: ít áp dụng do để lại sẹo, và chỉ cân nhắc dùng cho trẻ hơn 3 tuổi.
ĐỐT LASER: điều trị cầm máu hoặc lành sẹo ở u máu chảy dịch, hoặc loại bỏ sắc tố sót lại sau u máu.

TÓM LẠI
U máu là lành tính, đa số tự tiêu biến.
Nếu thấy con có u máu, thì đưa con đi khám sớm, nhưng không vội.
Để bác sĩ kê đơn thuốc và chỉ định trị bệnh nếu cần thiết.

BS. ĐỖ TIẾN SƠN
Dựa trên khuyến cáo mới nhất của Hội Nhi khoa Mỹ (2019)

CA GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN ĐẦU TIêN tại BV Đà Nẵng THÀNH CÔNG với sự hỗ trợ của Viện Huyết học - Tr... HƠN 4.000 TRẺ EM BỊ U MÁU, BỚT BẨM SINH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM U MÁU - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢ... BS CKI. HOÀNG VĂN MINH: GIEO HẠT GIỐNG, NUÔI MẦM XANH *** 1 Mọi người vẫn gọi BS là cha đẻ của Trun... HƠN 4.000 TRẺ BỊ U MÁU, BỚT BẨM SINH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM U MÁU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPH... U MÁU Ở TRẺ NHỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Không nguy hiểm, nhưng cần để ý và trị sớm U máu là một cụm ...