TẦM SOÁT BỆNH THẬN do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính rất thường gặp. Hầu hết b...

 TẦM SOÁT BỆNH THẬN do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính rất thường gặp. Hầu hết b...

 TẦM SOÁT BỆNH THẬN do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính rất thường gặp. Hầu hết bệnh nhân chỉ quan tâm đến mức đường huyết cao hay thấp mà không biết rằng biến chứng của đái tháo đường lên các cơ quan trong đó có bệnh thận sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Bài viết này sẽ làm rõ thêm về những nguy hiểm của bệnh thận do đái tháo đường và cho biết cách phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả.

Bệnh thận do đái tháo đường có nguy hiểm không?

Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn giai đoạn cuối, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đe dọa tính mạng bệnh nhân và là gánh nặng cho xã hội.Theo hệ thống dữ liệu về bệnh thận Hoa Kỳ (United States Renal Data System USRDS) 2012, ở các quốc gia Mexico, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông, New Zealand cứ 10 người bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì sẽ có 6 người là do nguyên nhân bệnh thận đái tháo đường. Tại Mỹ, năm 2010, tử vong do bệnh thận đái tháo đường là 104 ca/1000 dân. Tỉ lệ bệnh nhân còn sống sau 5 năm lọc thận chỉ khoảng 32.
Người Châu Á có tỉ lệ suy thận mạn giai đoạn cuối do đái tháo đường cao hơn so với các chủng tộc khác. Tại Việt Nam, bệnh thận do đái tháo đường được báo cáo với tỉ lệ từ 30- 40 và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính của suy thận mạn giai đoạn cuối và lọc thận ở nước ta.

Bệnh thận do đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Biểu hiện tiểu đạm lượng ít (tiểu albumin vi lượng) là biểu hiện sớm nhất của bệnh thận do đái tháo đường có thể phát hiện được bằng xét nghiệm. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ diễn tiến đến giai đoạn tiểu đạm lượng nhiều (albumin niệu đại lượng), sau đó là suy thận không hồi phục, tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối và tử vong.

Tuy vậy, bệnh thận do đái tháo đường là một bệnh lý diễn tiến âm thầm. Hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì cho đến lúc tình trạng suy thận nặng. Do vậy bệnh nhân đái tháo đường cần phải đến khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh thận. Việc chẩn đoán bệnh thận do đái tháo đường ở giai đoạn sớm và điều trị phù hợp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu phát hiện muộn hơn, điều trị chỉ giúp làm chậm diễn tiên bệnh đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Khi nào bệnh nhân đái tháo đường phải được làm xét nghiệm để tầm soát bệnh thận?
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường típ 1 phải được tầm soát biến chứng thận sau 5 năm chẩn đoán đái tháo đường và ngay khi chẩn đoán đối với đái tháo đường típ 2. Từ sau lần đầu tiên, mọi bệnh nhân đái tháo đường sẽ phải tầm soát biến chứng thận ít nhất 1 lần/ năm.

Xét nghiệm giúp phát hiện bệnh thận do đái tháo đường ở giai đoạn sớm thực hiện khá đơn giản và rẻ tiền. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm máu để đo creatinin huyết thanh giúp ước đoán độ lọc cầu thận và xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin niệu.

Kết luận:
Tầm soát để phát hiện sớm bệnh thận do đái tháo đường có thể thực hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu và nước tiểu. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả, từ đó sẽ giảm được đáng kể những tốn kém về tiền bạc và tổn hại lên sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Khi đã có bất thường về thận, bệnh nhân đái tháo đường nên được khám bác sĩ chuyên khoa Thận đế được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.

Ths. Bs Nguyễn Thị Thu Thuỷ
DHYD - PKDK Ngọc Minh

BVXA - CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ TẦM SOÁT BỆNH THẬN DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á (BVXA... Vì sao bệnh nhân suy thận mạn có thể bị nhiễm toan chuyển hóa ? Đăng ký để học tất cả các bài giản... TẦM SOÁT BỆNH THẬN do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính rất thường gặp. Hầu hết b...