[ Tổng hợp một số câu hỏi về chăn nuôi heo ] 1. Nhà tôi hiện đang có 3 con nái mang thai sốt và bỏ...

 [ Tổng hợp một số câu hỏi về chăn nuôi heo ]

1. Nhà tôi hiện đang có 3 con nái mang thai sốt và bỏ...

 [ Tổng hợp một số câu hỏi về chăn nuôi heo ]

1. Nhà tôi hiện đang có 3 con nái mang thai sốt và bỏ ăn, vậy tôi phải trị bằng cách nào?

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân nái mang thai sốt và bỏ ăn.
Về cơ bản khi nái mang thai sốt và bỏ ăn thường là do nhiễm trùng máu (do vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn (Salmonella), Streptococcus suis, tụ huyết trùng, xoắn thể Leptospira... hoặc do virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, dịch tả heo, cúm...). Do không có đủ thông tin như: nái mang thai ở tháng thứ mấy hay sốt và bỏ ăn sau khi sinh, có hay không hiện tượng xuất huyết, sẩy thai... nhà chỉ có 3 con nái và cả 3 đều bị sốt và bỏ ăn... nên chỉ có thể trao đổi với gia đình một vài ý sau: gia đình thử áp dụng giải pháp truyền dịch, tiêm vitamin C, hạ sốt kèm kháng viêm, tiêm kháng sinh phổ rộng (oxytetracycline, penicilline kết hợp với streptomycine, enrofloxacine, flofenicol, gentamycine,...) theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.

(PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải)

2. Nhà có 100 con nái, đi tiêu phân vàng, sệt, không bọt ( cả mẹ lẫn con). Đã sử dụng thuốc kháng sinh vẫn chưa khỏi. Hiện tượng không phải do cầu trùng, vì phân không bọt. Đã điều trị theo phác đồ của CP, nghi là do E. coli, nhưng vẫn không khỏi. Bây giờ nên làm sao?

Trả lời: E. coli có nhiều chủng, làm sao biết chủng nào để điều trị tốt nhất. Theo mô tả của gia đình hiện tượng tiêu chảy phân vàng, phân không bọt xảy ra trên cả heo mẹ lẫn heo con, đã sử dụng kháng sinh điều trị nghi do E. coli nhưng không khỏi. Trên thực tế bệnh tiêu chảy do E. coli thường chỉ xảy ra trên heo con theo mẹ, rất hiếm khi xảy ra trên cả mẹ lẫn con. Tiêu chảy xảy ra cùng lúc trên cả heo mẹ và heo con thường liên quan đến 2 bệnh do virus đó là dịch tiêu chảy trên heo (chúng ta thường quen gọi là PED Porcine Epidemic Diarrhea) hoặc bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo (TGE Transmissible Gastroenteric).. Mặt khác nếu hiện tượng tiêu chảy như trên xảy ra hầu như trên tất cả nái, heo con theo mẹ, heo cai sữa... cùng lúc, xuất hiện trong thời gian ngắn (trong vòng 1 tuần lễ)... can thiệp bằng kháng sinh không khỏi... trường hợp này gần như có thể khẳng định là heo của gia đình bị tiêu chảy do virus (PED hay TGE). Trong trường hợp này, nếu hiện tượng tiêu chảy ở trại đã xảy ra cách hơn 2 tuần lễ thì các biện pháp can thiệp khẩn cấp (xay nhỏ ruột heo con bị bệnh và gây nhiễm nhân tạo cho cả đàn...) sẽ không còn ý nghĩa nữa. Hiện tại để phòng bệnh có thể tái xuất hiện, gia đình cần áp dụng các biện pháp tiêu độc sát trùng nghiêm ngặt. Nếu hiện tượng trên xuất hiện trở lại, nên áp dụng biện pháp can thiệp khẩn cấp như chúng tôi nêu trên, tăng cường ủ ấm cho heo con theo mẹ (tăng nhiệt độ chuồng nuôi lên 2 3 độ), cung cấp và bù chất điện giải cho heo bệnh (có thể sử dụng dung dịch bù nước của người), cho uống trực tiếp đối với heo không tự uống được, cung cấp glucose tạo năng lượng cho heo (40 g/lít), sử dụng thuốc cầm tiêu chảy (tanin...).

Trong trường hợp điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli, việc lựa chọn kháng sinh tốt nhất
là phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, không liên quan nhiều đến việc xác định chủng E. coli gây bệnh. Tuy nhiên gia đình cần lưu ý rằng việc điều trị tiêu chảy do E. coli cũng như tiêu chảy do tất cả các nguyên nhân khác đều phải dựa trên nguyên tắc quan trọng bậc nhất là hạn chế tối đa sự mất nước của heo bệnh, giảm lượng thức ăn, tăng cường tiêu hóa của heo bằng các enzyme tiêu hóa hoặc các chế phẩm vi sinh có chứa Lactobacillus... Khi sử dụng kháng sinh, tốt nhất nên sử dụng theo đường miệng để kháng sinh có thể tác động trực tiếp lên vi khuẩn gây bệnh trong ruột. Không nên sử dụng liều quá cao có thể dẫn đến hậu quả xấu do nội độc tố của vi khuẩn E. coli sinh ra. Chúc gia đình thành công

3. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị trường hợp xuất huyết ruột ở heo thịt cũng như heo cai sữa?

Trả lời: Triệu chứng xuất huyết ruột và tiêu chảy ở heo thịt cũng như ở heo cai sữa thường là bệnh Hồng lỵ. Nguyên nhân là do vi khuẩn có hình dạng hơi xoắn, Brachyspira hyodysenteria gây ra.

* Khi phòng bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:
- Quản lý cùng vào cùng ra theo lô, chuồng. Theo dõi heo mới nhập đàn, cách ly, cho ăn thức ăn trộn kháng sinh trong vòng 1 tuần trước khi nhập vào đàn heo của trại.
- Sát trùng, vệ sinh và giữ khô ráo nền chuồng thường xuyên và nghiêm ngặt. Thiết kế nền chuồng đảm bảo độ dốc phù hợp để giữ khô nền chuồng.
- Diệt chuột, nuôi nhốt chó ở khu vực riêng.
- Bổ sung kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin, virginiamycin) vào trong thức ăn, trong vòng 1 tuần, vào những thời điểm nguy cơ (nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, thay đổi thức ăn,...) và cho heo nái 1 tuần trước và sau khi sinh.
* Điều trị:
- Thể cấp: Tiêm kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin, virginiamycin) cho những ca nặng, bổ sung kháng sinh nói trên vào trong thức ăn hoặc nước uống với liều điều trị cho toàn đàn. Thời gian sử dụng kháng sinh 1 - 2 tuần. Tăng cường vệ sinh, dọn dẹp sạch chất thải heo bệnh trong và ngoài chuồng. Nếu điều kiện chuồng trại cho phép thì nên chuyển heo qua chuồng trống đã vệ sinh tiêu độc. Tiến hành vệ sinh tiêu độc và để khô, trống chuồng trong vòng 15 ngày.
- Thể mãn: bổ sung kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin, virginiamycin). Ở những trại mà có tình hình bệnh Hồng lỵ nghiêm trọng thì nên bổ sung kháng sinh bắt đầu từ lúc sau cai sữa và cho heo nái 1 tuần trước và sau khi sinh. Thời gian sử dụng kháng sinh 1 - 2 tuần. Vệ sinh tiêu độc, dọn sạch phân, chất thải trong và ngoài chuồng thường xuyên, nghiêm ngặt.

4. Tôi có đàn heo 30 con, khi theo mẹ sức khoẻ tốt, không bị bất cứ bệnh gì nhưng đến khi tách bầy trong khoảng thời gian ngắn được khoảng 20~30 kg thì bị ho, chích nhiều loại thuốc như Tylo, Amox. Nhưng không hiệu quả.

Trả lời: Theo mô tả của Anh, đàn heo có thể bị bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae, một loại vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp, nhiễm và tồn tại dai dẳng trong trại nếu không áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh tiêu độc, quản lý, chuồng trại trong phòng chống loại vi khuẩn này. Rất tiếc chúng tôi không có đầy đủ những thông tin liên quan đến thiết kế chuồng trại, quy trình quản lý chăm sóc, tiêu độc sát trùng, quy trình sử dụng kháng sinh (lứa tuổi, thời gian, cách thức sử dụng...), vắc-xin của trại Anh, nên không thể đưa ra các biện pháp cụ thể. Xin được trao đổi với Anh vài điều cơ bản: các loại kháng sinh mà Anh đã sử dụng về cơ bản phù hợp với việc phòng trị bệnh do Mycoplasma. Tuy nhiên Anh cần lưu ý là muốn kiểm soát tốt và hạn chế thiệt hại bệnh do Mycoplasma Anh cần phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp: quản lý đàn (heo con theo mẹ được phát triển tốt, heo con bú sữa đầu đầy đủ, heo mẹ có nhiều sữa, mật độ vừa phải, không trộn lẫn bầy, cùng vào cùng ra...), tiểu khí hậu chuồng nuôi (thông thoáng, khô mát, sạch sẽ...), tiêu độc sát trùng (dọn dẹp thật sạch và làm khô chuồng trước khi sát trùng, sát trùng trong và ngoài chuồng, sát trùng định kỳ một tuần 2 lần...), dinh dưỡng (heo con được tập ăn từ 7 ngày tuổi...), bổ sung kháng sinh vào thức ăn giai đoạn heo 3 tuần tuổi đến khi heo được 5 6 tuần tuổi ...Việc áp dụng tốt tất cả các biện pháp trên là điều không dễ dàng vì thế bệnh cứ tồn tại dai dẳng. Anh cũng có thể sử dụng vắc-xin phòng bệnh do Mycoplasma để làm giảm thiệt hại, tuy vậy vắc-xin chỉ phát huy tác dụng nếu các biện pháp nêu trên được áp dụng triệt để.

Theo nguoichannuoi.vn

1. Một sức khỏe là gì? Một sức khỏe la một phương thức phối hợp xuyên ngành nhằm tăng cường sức kh... E xin gửi lịch làm Tết Âm lịch tới toàn thể khách hàng thân yêu PHẪU THUẬT THẨM MỸ, LÀM ĐẸP CHUẨN Y KHOA CÙNG CHUYêN GIA TUYẾN TRUNG ƯƠNG #DUY_NHẤT_MỘT_NGÀY_TRON... 1. Một sức khỏe là gì? Một sức khỏe la một phương thức phối hợp xuyên ngành nhằm tăng cường sức kh... [ Tổng hợp một số câu hỏi về chăn nuôi heo ] 1. Nhà tôi hiện đang có 3 con nái mang thai sốt và bỏ... SIMPARICA ĐÃ CÓ SIZE L TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Zoetis xin trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng,... LIêN CẦU KHUẨN LỢN Liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn, đây là bệnh truyề... CHĂM SÓC THÚ CƯNG KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA Những ngày giao mùa đang đến gần, thời tiết chuyển giao...