BẮC NINH TOÀN CẢNH [TRUNG TÂM GIÁO DỤC-DẠY NGHỀ-HƯỚNG THIỆN BẮC NINH] GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VỀ VỚI ĐỜI THƯỜNG Nghi...

BẮC NINH TOÀN CẢNH - Bài viết
BẮC NINH TOÀN CẢNH  [TRUNG TÂM GIÁO DỤC-DẠY NGHỀ-HƯỚNG THIỆN BẮC NINH] GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VỀ VỚI ĐỜI THƯỜNG

Nghi...

 [TRUNG TÂM GIÁO DỤC-DẠY NGHỀ-HƯỚNG THIỆN BẮC NINH] GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VỀ VỚI ĐỜI THƯỜNG

Nghiện ma túy không có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho cuộc đời một con người. Nếu người nghiện có quyết tâm và sự kiên định, có tình yêu thương, giúp đỡ của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng, người nghiện ma túy có thể tìm được cho mình con đường hoàn lương, hòa nhập cùng gia đình, xã hội-Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Tiến Dũng, giám đốc Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề-Hướng thiện Bắc Ninh, xã Ngọc Xá (Quế Võ).

Sau một đêm mưa đầu mùa hạ xối xả, chúng tôi về Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề- Hướng thiện, cảm nhận được sự thân thương, gần gũi đầu tiên là những vườn rau xanh, những giàn mướp đua nhau đơm hoa, kết trái trĩu trịt. Ông Dũng bảo: Đó là công sức vun trồng, chăm sóc của những người từng lầm lỡ một thời. Vừa hái những quả mướp trong vườn về chuẩn bị bữa cơm trưa cho cán bộ, học viên, chị Trần Thanh H vẻ mặt ái ngại khi lần đầu tiếp xúc với phóng viên. Rồi chị cũng mời chúng tôi vào phòng riêng mà Trung tâm phân cho. Căn phòng H ở phía sau khu nhà làm việc của cán bộ Trung tâm, gọn gàng đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt cuộc sống. Điều khiến chúng tôi ấn tượng ở chị cũng như nhiều học viên khác là dù đang phải tranh đấu giữ dội để vượt qua những cơn vật vã, thèm thuốc của ma túy mà họ vẫn lạc quan lạ thường. Trong góc nhỏ, phía cuối chiếc giường chị cắm một lọ hoa hồng trắng. Đó là món quà của cô con gái tặng mỗi khi lên thăm mẹ. Chị H rụt rè chia sẻ: Hồng trắng thơm nhẹ nhàng, nhưng thanh tao và tinh khiết. Mỗi khi nhìn nó, như được gột rửa tâm hồn, lòng lại thêm quyết tâm rời xa chất trắng để trở về sum họp bên gia đình. H năm nay 36 tuổi, quê ở một phường trung tâm sầm uất của thành phố Bắc Ninh. Lớn lên, H theo mẹ buôn bán khắp nơi: Từ Móng Cái (Quảng Ninh), đến Đồng Đăng, Tân Thanh (Lạng Sơn)... Những chuyến hàng ngược xuôi đã tạo nhân duyên cho H lấy chồng làm nghề lái xe, có nhau được 2 mặt con (1 trai và 1 gái). Những tưởng cuộc sống như thế là hạnh phúc, đủ đầy, nhưng khi có của ăn, của để thì cũng là lúc H cuốn theo những cuộc chơi chất trắng lúc nào không biết. Lúc đầu chỉ muốn tò mò chơi thử, thấy cảm xúc thăng hoa, kích thích vô cùng, nhưng ai ngờ hậu quả thật đáng sợ, nó đã từng giờ, từng ngày hủy hoại con người tôi. Từ Hêroin đến ma tuy đá, khiến cho tôi quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ làm người xây tổ ấm gia đình, chị H ngậm ngùi. 1 năm cai nghiện ở Trung tâm, H đã dần dần thay tâm, đổi tính. Những ngày đầu vào đây quả là khó khăn, nhưng được cán bộ, bác sỹ nơi đây động viên kịp thời và với nhiều biện pháp trị liệu như cắt cơn, giải độc, uống thuốc, tham gia lao động nhẹ nhàng... cuối cùng H quyết tâm ở lại để điều trị để dứt điểm.

Cách phòng của H một sân thể thao là khu nhà dành cho những học viên nam. Anh Nguyễn Thanh T ở thị trấn Lim đã vào Trung tâm được hơn 3 năm nay. Với anh T những ngày sống, lao động và cắt cơn ở đây là quãng thời gian đưa anh trở lại cuộc sống bình yên sau nhiều năm đắm chìm trong ma túy. 40 tuổi đời nhưng anh T đã bập vào ma túy mất hơn 10 năm nay. Trước khi vào trung tâm, anh T làm nghề thợ xây, thu nhập chẳng đáng là bao so với những đồng tiền anh đổ vào chất trắng. Anh tâm sự: Chúng tôi xác định vào đây là cơ hội để làm lại cuộc đời. Vì thế chúng tôi động viên giúp đỡ nhau, không bỏ trốn và luôn chấp hành lao động và trị liệu phục hồi đầy đủ.

Hiện nay, Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề- Hướng thiện Bắc Ninh có gần 100 học viên cai nghiện, 30 học viên uống thuốc metharnon. Có những thời điểm, lên đến hơn 300 học viên tại Trung tâm. Ông Dũng chia sẻ: Biết bao con người đã tìm lại được cuộc sống tại đây, đoạn tuyệt với quá khứ từ nơi này. Tất cả họ đã làm nên những câu chuyện trở về với đời thường kỳ diệu. Chính từ nơi đây, không biết bao nhiêu cuộc đời được làm lại và cũng không biết bao nhiêu người thân đã rơi nước mắt khi đón họ trở về, chấm dứt quá khứ đen tối để xây lại cuộc đời mới. Thế nhưng, trên thực tế cũng không biết bao con người đã phải quay trở lại Trung tâm nhiều lần. Và biết bao số phận không vượt qua được sự cám dỗ của ma túy, quay lại với đêm tối, với đắm chìm trong chất trắng không lối thoát. Chính chị H cũng phải thừa nhận rằng Để tuyệt giao hẳn với ma túy là điều khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Phải có sự yêu thương từ trong chính gia đình mình, sự tin tưởng, giúp đỡ của người thân, cộng đồng mới có thể giúp người nghiện hòa nhập xã hội. Có lẽ vì thế mà con đường trở về với cuộc sống thường nhật của người nghiện không chỉ là sự nỗ lực của chính bản thân họ, hay công tác cắt cơn, chữa trị tại Trung tâm mà rất cần sự cảm thông, chia sẻ, dang tay giúp đỡ của cả cộng đồng để vì một xã hội bình yên, không ma túy.

(Ảnh: Học viên của Trung tâm thu hoạch lúa xuân.)

TPHCM: tiếp nhận 330 người nghiện không nơi cư trú ổn định để phòng dịch; Đà Nẵng: tiêm vaccine CO... #CNMT | THÔNG BÁO- Về việc tạm dừng tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Cơ sở Cai nghi... https://dantri.com.vn/phap-luat/dieu-tra-nghi-an-con-trai-ngao-da-sat-hai-me-o-tphcm-20230330122820... Methadone có phải là thuốc cai nghiện ma túy hay không? Sự khác biệt giữa cai nghiện và điều trị Me... Những giải pháp hữu hiệu trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (Bài viết của PV Trà ... TPHCM TIêM VACCINE PHÒNG COVID-19 CHO HỌC VIêN CAI NGHIỆN MA TÚY --- Giám đốc Sở LĐTB&XH TPHCM Lê... [TRUNG TÂM GIÁO DỤC-DẠY NGHỀ-HƯỚNG THIỆN BẮC NINH] GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VỀ VỚI ĐỜI THƯỜNG Nghi... SẼ QUY ĐỊNH RÕ THỜI HẠN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH Chiều 24/3, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội kho...