HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEFTRIAXON Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3...

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEFTRIAXON

Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3...

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEFTRIAXON

Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm (ceftriaxon natri), đây là nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian (hiệu quả diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian trên MIC, T > MIC), thời gian bán thải dài(từ 6 đến 9 giờ); có thể kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, không thay đổi đáng kể ở người suy thận mức độ trung bình, nhưng có thể kéo dài ở người bệnh suy thận trầm trọng, đặc biệt là khi có kèm theo suy gan. Ceftriaxon liên kết với protein cao (trên 90).
1. Liều lượng và cách dùng:
- Ceftriaxon có thể tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Cần theo dõi triệu chứng và biểu hiện của sốc phản vệ.
- Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 - 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Liều tiêm tĩnh mạch lớn hơn 1 g chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch. Khi liều tiêm bắp lớn hơn 1 g phải tiêm ở nhiều vị trí
- Thuốc chỉ cần sử dụng 1 lần /ngày (liều 4g chia 2 lần/ ngày)
* Với liều dùng ceftriaxone 1g/ ngày: có thể dùng một trong các đường dùng sau: tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 4 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 30 phút với dung môi là NaCl 0,9 hoặc Glucose 5.
* Với liều dùng ceftriaxone 2g/ ngày: chỉ dùng đường truyền tĩnh mạch trong 30 phút, truyền 1 lần/ ngày
* Với liều dùng ceftriaxone 4g/ ngày (liều tối đa): chỉ dùng đường truyền tĩnh mạch trong 30 phút, truyền 2 lần/ ngày

v Pha dung dịch tiêm:
Không được hòa tan ceftriaxon với dung dịch chứa calci (như dung dịch Ringer lactat, dung dịch Hartmann). Không được truyền liên tục đồng thời với dung dịch chứa calci (như dung dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch), ngay cả khi dùng dây truyền riêng ở khác vị trí ở mọi lứa tuổi.
2. Tác dụng phụ thường gặp:
- Phản ứng tại chỗ ở vị trí tiêm (nóng, chai cứng, viêm tĩnh mạch); ảnh hưởng lên huyết học (tăng tiểu cầu và giảm bạch cầu).
- Phản ứng quá mẫn khi sử dụng ceftriaxone có thể gặp gồm: phát ban (dạng sần hoặc ban đỏ), ngứa, sốt, tăng bạch cầu ưa acid, mày đay, co thắt phế quản, bệnh huyết thanh, phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-johnson, hội chứng Lyell/ hoại tử biểu mô nhiễm độc), sốc phản vệ.
3. Thận trọng
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
4. Tương tác thuốc
- Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemide.
- Tránh dùng đồng thời ceftriaxon với các muối calci (tiêm truyền) và dung dịch tiêm Ringer lactat.
* Ceftriaxon có thể làm tăng tác dụng của các thuốc đối kháng vitamin K.
- Hiệu lực của ceftriaxon có thể tăng khi dùng đồng thời với các tác nhân gây acid uric niệu.
- Ceftriaxon có thể giảm tác dụng của vắc xin thương hàn.
5. Tương kỵ
Dây truyền hoặc bơm tiêm phải được tráng rửa cẩn thận bằng dung dịch natri clorid 0,9 giữa các lần tiêm ceftriaxon và các thuốc khác như vancomycin để tránh tạo tủa.
Không nên pha lẫn ceftriaxon với các dung dịch thuốc kháng khuẩn khác.
Ceftriaxon không được pha với các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các aminoglycosid, amsacrin, vancomycin hoặc fluconazole.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn từ nhà sản xuất
2. Injectable Drugs Guide (2011), Pharmaceutical Press
3. Dược thư quốc gia 2018.

#Thuoc
#Hoinguoidiegtre

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEFTRIAXON Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3... Đề cao cảnh giác trước hành vi lừa đảo qua mạng xã hội #krt #truyenhinhkontum #kontumtv Bài báo khoa học về Ca TAI BIẾN LẶN nặng trên trang chính thức của Viện. http://www.vinimam.org.vn/... BV đa khoa tại Ecopark Hưng Yên cần tìm gấp Bs Nội có CCHN Nội tổng hợp đứng tên fulltime Các bs qt... THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT Eve A 60 viên Thuốc giảm đau, hạ sốt Eve A60 viên Xuất xứ: Nhật Bản Dạng: ...