Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế SIS Cần Thơ GIẢM ĐAU TRONG VIêM KHỚP CÙNG CHẬU BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN S.I.S CẦN THƠ Viêm khớp cùng...

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế SIS Cần Thơ - Bài viết
Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế SIS Cần Thơ  GIẢM ĐAU TRONG VIêM KHỚP CÙNG CHẬU BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN S.I.S CẦN THƠ

Viêm khớp cùng...

 GIẢM ĐAU TRONG VIêM KHỚP CÙNG CHẬU BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN S.I.S CẦN THƠ

Viêm khớp cùng chậu là một bệnh lý xương khớp phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi, gặp ở cả nam và nữ. Khi được chẩn đoán Viêm khớp cùng chậu, nhiều bệnh nhân tỏ ra khá hoang mang và mơ hồ về căn bệnh này.

Thời gian gần đây tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ lượng bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán viêm khớp cùng chậu ngày càng tăng với rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề giảm đau, điều trị bệnh lý này.
Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý và phương pháp điều trị Viêm khớp cùng chậu hiệu quả nhất, sớm khỏi bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Khái niệm Viêm khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là khớp tiếp giáp giữa xương cùng cụt ở cột sống thắt lưng và hai xương cánh chậu. Đây là một trong những khớp bán động trong cơ thể và là khớp quan trọng có ảnh hưởng đến vận động ở vùng lưng, chi dưới. Tuy nhiên, rất ít người để ý đến sự tồn tại của khớp này cho đến khi xuất hiện bệnh.
Viêm khớp cùng chậu bản chất là viêm vô khuẩn vùng khớp cùng chậu. Có thể gặp viêm khớp cùng chậu riêng hoặc viêm khớp cùng chậu nằm trong bệnh cảnh của viêm cột sống dính khớp.

Biểu hiện của Viêm khớp cùng chậu
Người bị Viêm khớp cùng chậu sẽ có các biểu hiện: Đau ở vùng cùng cụt (vùng cột sống giữa 2 mông), đau vùng chậu hông, hạn chế vận động cúi, ngửa, xoay cột sống thắt lưng. Teo cơ 2 bên mông do giảm vận động thời gian dài. Những triệu chứng này dễ bị nhầm với đau lưng do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm. Nhiều trường hợp, viêm khớp cùng chậu gây chèn ép vào thần kinh tọa, bệnh nhân có thể có những biểu hiện giống như đau thần kinh tọa.

Nguyên nhân của Viêm khớp cùng chậu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Viêm khớp cùng chậu, trong đó thường gặp nhất là:
Các bệnh tại cột sống: Viêm cột sống dính khớp là một trong những bệnh hay gặp nhất có kèm theo viêm khớp cùng chậu.
Chấn thương: Tai nạn, ngã, va đập vùng chậu hông đều có thể dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
Một số bệnh lý về đại tràng, đường ruột hay thận, tiết niệu đều có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu.
Mang thai: Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, vùng tiểu khung bị chèn ép nhiều, bàng quang chịu nhiều áp lực, tác động ngược lên vùng khớp cùng chậu gây viêm.
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn cân, cơ, dây chằng hoặc các phần mềm xung quanh khớp cùng chậu là một trong các nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu.

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu
Bệnh nhân cảm thấy đau bụng âm ỉ, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu buốt, đi đại tiểu tiện ra máu bất thường làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa có thể dẫn đến teo cơ mông, đùi.
Hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau ở vùng cột sống thắt lưng, vùng giữa hai mông và chậu hông. Các cơn đau thường có tính chất âm ỉ và kéo dài dai dẳng.
Đau thường xuất hiện khi ngồi lâu, đôi khi có cảm giác cứng và tê xuống hai chân giống như đau dây thần kinh tọa.
Người bệnh bị hạn chế vận động không thể gập hay co, duỗi, khoanh chân như bình thường, dáng đi cũng bị thay đổi.
Bỏng rát vùng khớp viêm nhiễm: Phần da bên ngoài khớp cùng chậu ửng đỏ, cảm giác bỏng rát, khó chịu.
Với phụ nữ mang thai, người bệnh đau rất dữ dội dù đang ở tư thế ngồi hay nằm đều đau, nhất là khi cử động dù rất nhẹ nhàng. Bệnh xuất hiện sau vài tháng mang thai và kéo dài đến khi đẻ xong.
Trong một vài trường hợp, phụ nữ còn có thể có những dấu hiệu viêm vùng tiểu khung đi kèm các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, đau khi đại tiểu tiện, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường.

Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng các phương pháp vật lý trị liệu
Tập thể dục, yoga khí công giúp tình trạng bệnh viêm khớp cùng chậu cải thiện, song vẫn có những bài tập không phù hợp mà nên tránh nếu như không muốn bệnh trở nặng, bao gồm:
Bất kỳ các bài tập hay môn thể dục thể thao nào liên quan đến việc xoay hông quá nhiều như đánh golf hay tennis.
Những môn thể thao vận động mạnh và chạy nhảy như bóng đá hay bóng rổ.
Đạp xe quá mức hoặc đạp xe đường dài tạo nhiều áp lực lên các khớp cùng chậu, khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng.

Điều trị bằng vật lý trị liệu: Khớp cùng chậu có vai trò trợ đỡ cho nửa trên cơ thể cho nên khi chúng ta đứng hoặc ngồi, qua thời gian sẽ có những sang chấn lên khớp này. Vật lý trị liệu có thể giúp loại bỏ các sang chấn này. Xoa bóp bấm huyệt trị liệu làm mềm cơ giảm đau, vận động đặc biệt gọi là vận động trị liệu (như những bài tập tầm vận động, những bài tập căng cơ) giúp tăng sức mạnh của khớp cùng chậu, ngoài ra có thể phối hợp các bài tập lưng, bài tập bụng. Vật lý trị liệu cũng có thể giúp chúng ta duy trì sự linh hoạt/mềm dẻo của khớp, điều này đặc biệt quan trọng ở những người lớn tuổi.

Các phương pháp điều trị khác
Những kỹ thuật giảm đau như:
Sóng xung kích: tác động vào các đầu mút thần kinh cảm giác khớp cùng chậu. Sóng xung kích Shockwave là dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm khác. Sóng âm mang năng lượng cao sẽ tương tác với các mô trong cơ thể, tạo ra tác động cục bộ; thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; giảm đau và khôi phục khả năng vận động. Dòng máu dinh dưỡng rất cần thiết cho sự bắt đầu và duy trì quá trình phục hồi các mô bị hư tổn. Áp dụng sóng âm sẽ tạo ra sự đứt đoạn mao mạch cực nhỏ trong gân và xương. Quá trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc vi động mạch, kích thích chúng phát triển và hình thành mới. Các mạch máu mới sẽ cải thiện quá trình cung cấp máu, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn ở gân và xương.

Kích thích điện: Kích thích vào thần kinh và cơ xung quanh khớp cùng chậu. Dòng được được cài đặt cường độ hợp lý sẽ tác động lên toàn bộ vùng khớp cùng chậu giúp ức chế và giảm đau nhanh chóng. Dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ, tần số cao như Diadynamic, Robert, Burst TENS có tác dụng giảm đau rõ rệt, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ.

Một số biện pháp khác cần lưu ý:
Nẹp hoặc dây đai khớp cùng chậu: được chỉ định hợp lý.
Nghỉ ngơi: Ngủ và nghỉ hợp lý là rất quan trọng vì nó giúp cơ thể của chúng ta phục hồi nhanh chóng.
Tránh vận động nhanh, mạnh, đột ngột ảnh hưởng vận động khớp.

Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ trong quá trình vật lý trị liệu như sử dung xung kích trị liệu, điện trị liệu còn phối hợp xoa bóp bấm huyệt trị liệu, vận động trị liệu, phục hồi chức năng người bệnh, khi bị đau do viêm khớp cùng chậu nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất và vitamin, luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng cũng là những cách giúp bệnh sớm hồi phục đau đau do viêm khớp cùng chậu.

GÓC TRI ÂN: NGƯỜI BỆNH VƯỢT QUA CĂN BỆNH VIêM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP NHỜ TÀI ĐỨC CỦA BÁC SĨ -----------... ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG KHỚP LIêN MẤU CỘT SỐNG CỔ VÀ CỘT SỐNG THẮT LƯNG ****************** Hội chứng khớ... ĐƠN VỊ CƠ XƯƠNG KHỚP I. Giới thiệu chung: Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh các bệnh ... GIẢM ĐAU TRONG VIêM KHỚP CÙNG CHẬU BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN S.I.S CẦN THƠ Viêm khớp cùng... Thuốc sinh học là nhóm thuốc mới được sử dụng trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Chúng cho thấ...