Tiêm chủng Bệnh viện ĐHQG Hà Nội VÀNG DA SƠ SINH Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trườ...

Tiêm chủng Bệnh viện ĐHQG Hà Nội - Bài viết
Tiêm chủng Bệnh viện ĐHQG Hà Nội  VÀNG DA SƠ SINH

 Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trườ...

 VÀNG DA SƠ SINH

Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trường hợp trẻ tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến trẻ gặp biến chứng gây bại não hay tử vong. Đó là vì vàng da biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm chứ không chỉ đơn thuần là chứng vàng da sau sinh. Có thể chia ra làm hai loại vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Do vậy, người chăm sóc trẻ đặc biệt là các bà mẹ nên nhận biết được 1 số dấu hiệu của vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh để tìm ra cách chữa trị hợp lý nhất cho bé yêu của bạn.

1. Định nghĩa
Vàng da tăng bilirubin chiếm khoảng 25-50 ở trẻ mới sinh và tỷ lệ này cao hơn ở trẻ đẻ non. Vàng da được phát hiện trên lâm sàng khi bilirubin trên 7mg/dL.

2. Cách phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sinh lý
Thường gặp trong tuần đầu sau đẻ, bilirubin trung bình tăng cao vào ngày thứ 3 khoảng 6-8 mg/dL và sau đó giảm dần, có thể cao tới 12mg/dL
Đối với trẻ đẻ non bilirubin thường cao hơn 12 mg/dL vào ngày thứ 5, cao nhất có thể tới 15mg/dL.
Vàng da bệnh lý
- Vàng da xuất hiện trước 24 giờ tuổi
- Vàng da tăng nhanh trên 0,5mg/dL/giờ
- Vàng da kèm theo các dấu hiệu khác ( li bì, nôn, ăn kém, nhiệtt độ không ổn định, ngừng thở )
- Vàng da >8 ngày ở trẻ đủ tháng và > 15 ngày đối với trẻ đẻ non

3. Phân vùng vàng da
Vùng 1: Mặt cổ
Vùng 2: Thân trên rốn
Vùng 3: Thân dưới rốn
Vùng 4: Cánh tay, cẳng tay
Vùng 5: Bàn tay, bàn chân

4. Nguy cơ của vàng da sơ sinh
Khi mức độ bilirubin gián tiếp trong máu quá cao có thể gây vàng nhân não và nếu cứu sống cũng để lại di chứng bại bão. Khi tế bào não bị nhiễm độc, trẻ có các biểu hiện như:
- Li bì, bú kém hoặc bỏ bú.
- Tăng trương lực cơ , xoắn vặn, co giật từng cơn.
- Rối loạn nhịp thở hoặc có cơn ngừng thở, hôn mê.

5. Cách phát hiện trẻ vàng da
- Bố mẹ cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày.
- Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay của trẻ để xác định trẻ bị vàng da.

6. Cách chăm sóc trẻ vàng da
Trường hợp nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình, trẻ vẫn bú tốt
Có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh
- Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh

Trường hợp nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân, trẻ bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh.
Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.

VÀNG DA SƠ SINH - BS. Phạm Hoàng Thiên Thanh Vàng da là hiện tượng da trẻ có màu vàng, xảy ra khi ... VÀNG DA SƠ SINH BS. Đỗ Hoàng Yến - Khoa Sơ Sinh - BV Hùng Vương. Nguồn đăng tải: http://www.bvhungv... NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VÀNG DA SƠ SINH 1. Vàng da sơ sinh là gì ??? - Vàng da là hiện tượng th... NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VÀNG DA SƠ SINH 1. Vàng da sơ sinh là gì ??? - Vàng da là hiện tượng th... NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VÀNG DA SƠ SINH 1. Vàng da sơ sinh là gì ??? - Vàng da là hiện tượng th... VÀNG DA SƠ SINH Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trườ...