THẤP TIM Tác giả: Bác sĩ CK1 Phạm Thục Minh Thuỷ - Khoa Phòng khám THẤP TIM LÀ GÌ? Thấp tim hay cò...

 THẤP TIM
Tác giả: Bác sĩ CK1 Phạm Thục Minh Thuỷ - Khoa Phòng khám

THẤP TIM LÀ GÌ?
Thấp tim hay cò...

 THẤP TIM
Tác giả: Bác sĩ CK1 Phạm Thục Minh Thuỷ - Khoa Phòng khám

THẤP TIM LÀ GÌ?
Thấp tim hay còn gọi là Bệnh thấp, Sốt thấp cấp, dịch từ thuật ngữ Acute Rheumatic Fever - ARF
Bệnh thấp xảy ra do phản ứng miễn dịch xuất hiện sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng có tên là liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A gây ra.
* Lưu ý rằng Thấp tim của các bác sĩ đề cập không phải Phong thấp/ Tê thấp hay dùng trong dân gian.
* Tình trạng viêm sau nhiễm liên cầu khuẩn có thể ảnh hưởng đến nhiều mô liên kết, đặc biệt là ở tim (thấp tim), khớp (thấp khớp cấp), da hoặc não. Thấp tim làm các van tim có thể bị viêm và tổn thương theo thời gian, có thể dẫn đến hẹp hoặc hở van tim và cuối cùng là suy tim.

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
Thường gặp ở các trẻ có tình trạng nhiễm trùng do Liên cầu khuẩn như viêm họng tái đi tái lại, đôi khi là nhiễm trùng da, mà không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH
Sau khi viêm họng khoảng 1-2 tuần, thậm chí đến 6 tuần sau đó, cần lưu ý nếu trẻ có các triệu chứng sau:
- Sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc nhiều khớp.
- Mệt, khó thở (nhất là khi nằm xuống), đau ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, xanh xao, vã mồ hôi, phù chi, tiểu ít.
- Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động vụng về như là dễ đánh rơi, làm vỡ đồ đạc, viết chữ xấu đi, đi lại dễ té ngã, có những cử động tay như múa tự phát không kiềm chế được, cử động bất thường của cơ mặt.
- Da xuất hiện những mảng hồng ban hình tròn ở thân người hoặc nổi nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu tập trung ở khuỷu tay, đầu gối...

BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Trước hết sẽ dựa vào việc bạn cung cấp bệnh sử cũng như tình trạng nhiễm trùng do Liên cầu tái đi tái lại. Sau đó BS sẽ thăm khám và phát hiện những bất thường ở các cơ quan, đặc biệt là tim. Các BS sẽ yêu cầu trẻ được làm các cận lâm sàng như là Xét nghiệm máu, Đo điện tim, Chụp X quang ngực, Siêu âm tim, đôi khi phải đo Điện não đồ ở các trẻ có bất thường vận động.
Sau cùng, các BS sẽ dựa vào tất cả kết quả thăm khám và cận lâm sàng, đánh giá theo thang điểm của Duckett Jones về những tiêu chí chính và phụ để xác lập chẩn đoán.

ĐIỀU TRỊ BỆNH THẤP
- Bệnh nhân cần được nghỉ tuyệt đối từ 2 tuần đến 3 tháng tùy theo tình trạng bệnh nhân liên quan đến những cơ quan bị tổn thương.
- Cần cung cấp cho BS về vấn đề dị ứng của trẻ với Kháng sinh và các loại thuốc khác. Trẻ cơ địa không dị ứng sẽ được dùng kháng sinh Penicillin trong 10 ngày, dùng thuốc chống viêm Aspirin hoặc Corticoid trong thời gian từ 2 đến 8 tuần. Nếu có triệu chứng thần kinh phải dùng thêm cả thuốc an thần. Đôi khi có những trẻ cần dùng thêm IVIG, BS sẽ giải thích thêm về vấn đề dùng thuốc.
- Sau khi tình trạng cấp tính ổn định, những biến chứng lâu dài phải tiếp tục được theo dõi và cần dùng thuốc Penicillin tiếp tục để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Phòng ngừa thấp tái phát, các BS có thể để phụ huynh và bệnh nhân chọn lựa, hoặc uống Penicillin mỗi ngày hoặc chích Penicillin mỗi tháng một lần. Thời gian phòng ngừa tôi thiêu là 5 nam sau đơt thâp cuôi cung, cho tơi 18 tuôi nếu không có tình trạng viêm tim. Trong trường hợp có viem tim cần dùng thuốc ít nhất 10 nam sau đơt thâp cuôi cung, cho tơi 21 tuôi nếu không có di chứng bệnh van tim hậu thấp, hoặc đến 40 tuổi, thậm chí dùng suốt đời nếu có bệnh van tim hậu thấp.

PHÒNG NGỪA MẮC BỆNH THẤP TIM
Để tránh bệnh này, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có triệu chứng đau họng, ho, sốt. Nếu được điều trị sớm và đúng bệnh viêm họng thì sẽ không mắc phải bệnh thấp tim.

* Tài liệu tham khảo:
- Robert M. Kliegman, Elsevier Inc. Nelson Texbook of Pediatric 19th, Michael A. Gerber- Chapter 176.1: Rheumatic Fever.
- Todd A. Florin and Stephen L Editor- Illustrations by Frank H. Netter, MD- Netters Pediatrics - Elsevier Inc 2011- SECTION VIII: Disorders of the Cardiovascular System- Deepika Thacker and Amy L. Petreson - Acute Rheumatic Fever and Rheumatic Heart Disease.
- RHDAustralia (ARF/RHD writing group), National Heart Foundation of Australia and the Cardiac Society of Australia and New Zealand. Australian guideline for prevention, diagnosis and management of acute rheumatic fever and rheumatic heart disease (2nd edition), 2012
- World Health Organization: Rheumatic Fever and Rheumatic Heart Disease: Report of WHO Expert consultation, Geneva, 2004, World Health Orga- nization, p 923.
- Website:
https://www.cdc.gov/groupastrep/diseases-hcp/index.html
https://www.hopkinsmedicine.org/health
https://www.medscape.com

Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) được coi là một trong nh... THẤP TIM Tác giả: Bác sĩ CK1 Phạm Thục Minh Thuỷ - Khoa Phòng khám THẤP TIM LÀ GÌ? Thấp tim hay cò... ĐẾN COOLING FAIR ĐÓN HÈ RỰC RỠ, DEAL SỐC CHỰC CHỜ Nóng như thế này thì làm sao phải mặc kệ những ... Bệnh khớp đớp tim (ĐTĐ) - Bệnh thấp tim nếu không được điều trị sớm và đầy đủ có thể gây ra tổn th...