TÁC HẠI KINH HOÀNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA CHỊ EM KHI PHÁ THAI Ngoài những sang chấn tâm lý có t...

 TÁC HẠI KINH HOÀNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA CHỊ EM KHI PHÁ THAI

Ngoài những sang chấn tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm lý, phá thai với bất kỳ hình thức nào cũng khiến chị em đối mặt với những hậu quả kinh hoàng.

Phá thai là thủ thuật có phần thô bạo và dễ để lại các biến chứng khi lấy em bé ra ngoài bằng cách sử dụng các dụng cụ bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung, hút phôi thai cùng đế cuống rốn, nạo sạch khoang tử cung Do đó, quá trình này sẽ khó tránh khỏi việc vô tình làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung, kéo theo nhiều di chứng. Đặc biệt, với các trường hợp đã phá thai nhiều lần, hậu quả sẽ càng nghiêm trọng (1). Cụ thể:

1. Hậu quả tức thì (xảy ra trong hoặc sau khi thực hiện thủ thuật phá thai vài ngày)
Chảy máu tử cung (2, 3)
Tình trạng này thường gặp ở các trường hợp phá thai khi thai đã to hoặc khi tử cung nhão do đã sinh nhiều lần. Một số nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu tử cung có thể kể đến:
- Quá trình phá thai làm tổn thương mạch máu trong buồng tử cung.
- Với những bào thai to có xương đã phát triển, khi gắp ra ngoài có thể làm xước hoặc rách tử cung.
- Người thực hiện thủ thuật thô bạo có thể tổn thương, thậm chí làm rách tử cung.

Nhiễm trùng âm đạo
Đây là một trong những hậu quả thường gặp nhất ở những chị em chọn phá thai tại các cơ sở y tế kém chất lượng, không có giấy phép hoạt động (hay còn gọi là phòng khám chui). Bởi, như đã thông tin, trong suốt quá trình nạo phá thai, rất nhiều dụng cụ kim loại sẽ được đưa vào bên trong âm đạo. Trong khi ở các phòng khám chui, công tác khử trùng dụng cụ không được đảm bảo nghiêm ngặt sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, tử cung dẫn đến nhiễm trùng.
2. Hậu quả lâu dài (xảy ra có thể do việc khắc phục các hậu quả tức thì không hiệu quả hoặc do phá thai không an toàn)

Vô kinh (4, 5)
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tái lập sau phá thai từ 4 - 8 tuần. Khoảng thời gian này vừa đủ để nội tiết trong cơ thể ổn định, niêm mạc tử cung được tái tạo và quá trình rụng trứng trở lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chu kỳ kinh nguyệt trở lại rất muộn sau vài tháng. Nguyên nhân chính là do chị em đã mất quá nhiều máu sau khi nạo phá thai, cơ quan sinh dục bị tổn thương nặng nề, có thể kèm theo các triệu chứng viêm phụ khoa. Ngoài ra, phá thai không an toàn khiến tử cung bị dính hoặc hình thành mô sẹo cũng gây hiện tượng vô kinh.

Thai ngoài tử cung (6)

Phá thai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm vòi trứng. Tình trạng này sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển qua vòi trứng vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển, gây hiện tượng thai ngoài tử cung.

Theo đó, thai sẽ thường làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng Cần biết, thai làm tổ ở ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung là nguy hiểm nhất, vì khó chẩn đoán được sớm. Khi thai vỡ sẽ gây mất máu nhiều và nhanh, ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng có thai sau này của sản phụ.

Vô sinh (xem mục 7, mục 8 )
Quá trình phá thai không đảm bảo điều kiện vô khuẩn dễ gây viêm niêm mạc tử cung, dẫn đến dính, tắc ống dẫn trứng, từ đó cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau nên chị em sẽ không thể thụ thai được nữa. Thực tế, có khoảng 20 ca điều trị vô sinh ở chị em có tiền sử phá thai.

Từ những thông tin trên, có thể thấy, phá thai gây những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chị em. Vì vậy, nếu bất đắc dĩ không thể giữ em bé, chị em cần tìm đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản để được thực hiện thủ thuật một cách ít rủi ro nhất cũng như được tư vấn chi tiết về các cách chăm sóc sau phá thai để hạn chế tối đa các biến chứng.

Tuy nhiên, cách tốt nhất là chị em cần tránh thai ngay từ đầu bằng các biện pháp hiện đại, an toàn như: Uống viên nội tiết kết hợp (VNTKH), dùng bao cao su Trong đó, uống VNTKH là một trong những biện pháp hàng đầu cho phép chị em chủ động tránh thai (hiệu quả hơn 99- mục 9), đồng thời nhận được lợi ích từ những tác dụng cộng thêm: Giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa; Giảm mụn; Giúp kỳ kinh đều và nhẹ nhàng hơn; Bảo quản trứng mà không phải lo lắng khả năng có em bé sau này bị ảnh hưởng.

Để không phải vướng vào những hậu quả kinh hoàng từ nạo phá thai, hãy chủ động tránh thai từ sớm bằng những biện pháp an toàn và lâu dài. Phụ nữ xứng đáng được sống hạnh phúc theo cách tốt nhất. Cũng như những đứa trẻ cần được sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả ba và mẹ đều háo hức đón chờ chúng.

Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động là chuỗi chương trình về sức khỏe cộng đồng do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thực hiện, với sự đồng hành của Công ty TNHH Bayer Việt Nam nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản và tránh thai an toàn, hiệu quả cho chị em phụ nữ trên cả nước.

Chương trình đã được thực hiện liên tiếp 5 năm với quy mô ngày càng mở rộng và sâu hơn khi hướng đến nhiều đối tượng chị em phụ nữ như: sinh viên, cán bộ dân số, công nhân...

Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình cũng như các kiến thức về sức khỏe sinh sản và tránh thai an toàn, vui lòng tham khảo tại đây:

Website: http://phunusongch.suckhoegiadinh.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/phunusongch/
Hoặc tải App Sống chủ động trên nền tảng Android và iOS.

-----------------------------------------
Nguồn tham khảo:

1. Sở Y tế Tỉnh Nam Định
http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-bien-chung-cua-nao-pha-thai-1333

2. TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT NINH BÌNH
http://cdc.ninhbinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong-nganh/hau-qua-khon-luong-cua-nao-pha-thai.html

3. Bệnh viện Từ Dũ
https://tom.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/ke-hoach-gia-dinh/dinh-chi-thai-nghen/tac-hai-cua-nao-pha-thai/

4. BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh - Sứckhỏeđờisống
https://suckhoedoisong.vn/sau-hut-thai-bao-lau-co-the-quan-he-tinh-duc-n58650.html

5. Sở Y tếTỉnh Nam Định
http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-bien-chung-cua-nao-pha-thai-1333

6. BS. THU PHƯƠNG - Sứckhỏeđờisống
https://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-thai-ngoai-tu-cung-n28073.html

7. TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT NINH BÌNH
http://cdc.ninhbinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong-nganh/hau-qua-khon-luong-cua-nao-pha-thai.html

8. Bệnh viện Từ Dũ
https://tom.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/ke-hoach-gia-dinh/dinh-chi-thai-nghen/tac-hai-cua-nao-pha-thai/

#phunusongch

#chtranhthai

#chtuonglai

#vientranhthaikethop

TÁC HẠI KINH HOÀNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA CHỊ EM KHI PHÁ THAI Ngoài những sang chấn tâm lý có t... Ứ DỊCH ỐNG DẪN TRỨNG VÀ VÔ SINH Ống dẫn trứng là nơi tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng, tạo thà... TẮC ỐNG DẪN TRỨNG ( Fallopian tube) Rất nhiều bạn thắc mắc tắc ống dẫn trứng(Fallopian tube) là... BêNH LẬU LÀ GÌ? Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể lây nhiễm cho cả nam v...