TỨ CHỨNG FALLOT BỆNH TIM BẨM SINH HAY GẶP TỨ CHỨNG FALLOT PHÁT HIỆN Ở SIêU ÂM TIM THAI ( tiếng Anh...

 TỨ CHỨNG FALLOT BỆNH TIM BẨM SINH HAY GẶP
TỨ CHỨNG FALLOT PHÁT HIỆN Ở SIêU ÂM TIM THAI

( tiếng Anh : Tetralogy of Fallot)

Về tên gọi, tứ chứng Fallot là bệnh đặt theo tên của bác sĩ Fallot ( ở Marseilles, Pháp) , người đầu tiên dùng từ Tứ chứng ( tetralogy) mô tả về bệnh này, gồm 4 loại dị tật trong tim. Đó là:

Lổ thông giữa 2 buồng tim : thông liên thất
Hẹp đường máu từ tim lên phổi : hẹp đường ra thất phải
Phần cơ của buồng tim phía dưới bên phải dày bất thường : phì đại thất phải
Động mạch lớn ở tim nằm lưng chừng giữa 2 buồng tim : động mạch chủ cưỡi ngựa.
- Bình thường tim có 4 buồng, 2 buồng tim nhỏ nằm ở trên gọi là 2 tâm nhĩ, 2 buồng tim lớn hơn nằm ngay dưới , gọi là 2 tâm thất. Mỗi tâm thất phải và tâm thất trái được ngăn cách hoàn toàn với nhau bằng 1 vách gọi là vách liên thất. Trong bệnh tứ chứng Fallot , vách ngăn này bị khuyết 1 lổ, làm thông thương giữa 2 buồng tim, và lỗ thông này gọi này thông liên thất

- BÌnh thường tim bơm máu đi nuôi cơ thể qua 1 động mạch lớn nhất cơ thể , gọi là động mạch chủ. Động mạch chủ này xuất phát hoàn toàn từ tâm thất trái ( còn tâm thất phải cho xuất phát động mạch phổi như đã nói ở trên). Trong bệnh này Động mạch chủ nằm 1 phần bên tâm thất phải và 1 phần bên tâm thất trái, gọi là động mạch chủ cưỡi ngựa.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TỨ CHỨNG FALLOT

Triệu chứng của bệnh tứ chứng Fallot phụ thuộc mức độ tắc nghẽn đường ra của tâm thất phải. Do đó trong 4 dị tật thì đây là dị tật quan trọng nhất. Tắc nghẽn nặng sẽ làm cho lượng máu lên phổi rất ít, mà phổi là nơi để chuyển hóa máu đen thành máu đỏ ( máu đen là máu đã được cơ thể sử dụng, có ít oxy; máu đỏ là máu giâu oxy, chuẩn bị cho cơ thể sử dụng), nên chỉ 1 lượng ít máu đen được biến thành máu đỏ. Hậu quả là cơ thể chứa đa phần là máu đen nên biểu hiện ra ngoài da niêm là tím. Hầu hết những người bệnh tim bẩm sinh thấy tay chân, hay môi tím là do nguyên nhân này. Mức độ tím phụ thuộc vào lượng máu từ tim phải lên phổi. Một số trường hợp tắc nghẽn nhẹ hoặc có những mạch máu phụ đi vào phổi thì bệnh không biểu hiện tím và thường sẽ được phát hiện mu
Thời điểm phát hiện bệnh có thể là trong bào thai, ngay sau sinh , hoặc đến tuổi lớn, hoặc đến khi trưởng thành
CÁCH PHÁT HIỆN TỨ CHỨNG FALLOT
- Trước sinh : Khi người mẹ mang thai thường được siêu âm để xem hình dạng của thai và các chỉ số về sản khoa. Riêng về siêu âm thai để đánh giá cấu trúc quả tim thì khó hơn nhiều và đòi hỏi bác sĩ phải kinh nghiệm trong lĩnh vực sản tim mạch. Theo 1 nghiên cứu, siêu âm thai ở độ tuổi 24.5 tuần sẽ cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác bệnh tứ Fallot là 77. Đây là 1 tỷ lệ khá cao và có nghĩa là hầu hết các trường hợp tứ chứng Fallot có thể phát hiện được bằng siêu âm tim lúc còn trong bụng mẹ
NHỮNG HẬU QUẢ CỦA TỨ CHỨNG FALLOT NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ
Chậm phát triển
Do không đủ lượng máu lên phổi để nhận oxy, nên cơ thể phát triển trong tình trạng thiếu oxy. Hậu quả là toàn bộ các hệ cơ quan sẽ phát triển dưới mức binh thường : dậy thì muộn, trí não kém,
Cơn tím
Đặc trưng của bệnh là những cơn tím xuất hiện khi người bệnh gắng sức nhiều hơn bình thường. Nếu là em bé thì thường xảy ra sau khi quấy khóc hoặc cho bú. Nếu trẻ lớn hơn thì thường xảy ra sau khi chạy chơi nhiều. Trong cơn tím bé bé có thể ngất đi, thậm chí tử vong.
Đa hồng cầu

TỨ CHỨNG FALLOT VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh tím thường gặp nhất với tỉ... Sự tái hấp thu ion HCO3- và một phần Na+ khác ở ống lượn gần Một lượng Na+ khác được tái hấp thu n... Hệ ReninAngiotensinAldosterone Khi thể tích máu và huyết áp giảm, thành của các tiểu động mạch đ... tứ chứng fallot nguồn:ts bs Vũ Minh Phúc #ecomedic #visuckhoecongdong #han TỨ CHỨNG FALLOT BỆNH TIM BẨM SINH HAY GẶP TỨ CHỨNG FALLOT PHÁT HIỆN Ở SIêU ÂM TIM THAI ( tiếng Anh...