Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 XẠ TRỊ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YêN Tuyến yên là tuyến nội tiết rất quan trọng, chi phối nhiều chức năng ...

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Bài viết

 XẠ TRỊ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YêN

Tuyến yên là tuyến nội tiết rất quan trọng, chi phối nhiều chức năng của cơ thể như chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận, sự tăng trưởng của xương và tiết sữa. U tuyến yên là khối u phát triển từ tế bào tuyến yên, nằm ở hố yên sâu bên trong sọ.

U tuyến yên thường là u lành tính, phát triển chậm. Tuy nhiên, u tuyến có thể gây các rối loạn chức năng tuyến yên như tăng tiết prolactin, rối loạn kinh nguyệt, to đầu chi, chậm phát triển, vô sinh, mệt mỏi, các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi u tuyến yên kích thước nhỏ ( 1 cm). U tuyến yên kích thước lớn có thể chèn vào giao thoa thị giác gây suy giảm thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị trường thái dương), chèn ép các dây thần kinh gây tê mặt, lác mắt. Các khối u tuyến yên kích thước rất lớn có thể gây tăng áp lực nội sọ, gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, hôn mê.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u tuyến yên, như: phẫu thuật, liệu pháp thay thế hormone, điều trị nội khoa Xạ trị là một trong số các phương pháp được sử dụng để điều trị u tuyến yên, có thể được sử dụng điều trị đơn độc hoặc phối hợp.

Xạ trị u tuyến yên là việc sử dụng các chùm tia bức xạ từ bên ngoài, xuyên qua da và sọ, tới khối u. Khi các chùm tia bức xạ chiếu vào khối u, chúng tiêu diệt các tế bào u bằng cơ chế phá hủy DNA.

Xạ trị được lựa chọn để điều trị phần u tuyến yên còn sót lại hoặc ngăn chặn sự tái phát của khối u sau phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể được sử dụng như một phương pháp đơn độc nếu khối u không thể phẫu thuật cắt bỏ được hoặc khối u tái phát sau phẫu thuật

Quá trình xạ trị cho bệnh nhân được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia bao gồm nhiều thành phần: bác sỹ xạ trị, kỹ sư vật lý y học, kỹ thuật viên xạ trị. Mục tiêu làm việc của nhóm chuyên gia này không chỉ là loại bỏ, kiểm soát khối u mà còn ngăn ngừa các tác dụng phụ sớm và tác dụng phụ muộn do xạ trị bằng cách đảm bảo liều giới hạn cho các mô lành xung quanh.

Các kỹ thuật xạ trị u tuyến yên

Xạ phẫu (Stereotactic Radiosurgery-SRS)/ Xạ trị lập thể (Stereotactic Radiotherapy-SRT)
Xạ phẫu là phương pháp điều trị cho phép phân bố một liều bức xạ cao, chính xác tới khối u trong một phân liều điều trị. Mặc dù gọi là xạ phẫu, nhưng trong quá trình xạ phẫu này không bao gồm việc cắt hay phẫu thuật ngoại khoa. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp CT mô phỏng với các dung cụ cố định phù hợp. Từ chuỗi dữ liệu hình ảnh thu được, các bác sỹ sẽ xác định vị trí, kích thước khối u và các cơ quan lành liền kề cần bảo vệ. Sau đó, bác sỹ, kỹ sư vật lý sẽ sử dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng để đưa ra kế hoạch xạ trị phù hợp nhất, nhằm đảm bảo tập trung liều cao bức xạ cao tới khối u, và hạn chế liều tới các cơ quan lành xung quanh. Trong một số trường hợp, quá trình xạ phẫu có thể được thực hiện trong vài phân liều (hay còn gọi là xạ trị lập thể). Thông thường bệnh nhân xạ phẫu/xạ trị lập thể sẽ được điều trị từ 1 đến 5 phân liều

Trước mỗi buổi điều trị, bệnh nhân sẽ được chụp kiểm tra bằng Xquang kỹ thuật số hoặc Cone beam CT, để đảm bảo vị trí điều trị chính xác dưới 1 milimet

Xạ trị điều biến liều (Intensity-Modulated Radiation Therapy IMRT)

Cũng giống như xạ phẫu/ xạ trị lập thể, kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT cho phép tập trung liều bức xạ cao tới khối u, và hạn chế liều tới các cơ quan lành xung quanh. Từ đó giảm bớt các tác dụng phụ do tia xạ gây ra. Tuy nhiên, quá trình xạ trị IMRT thường được tiến hành 5 ngày một tuần, và kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Xạ trị điều biến liều thường được áp dụng cho các khối u tuyến yên kích thước lớn, xâm lấn rộng vào xoang tĩnh mạch hang.

Xạ trị proton

Phương pháp này sử dụng chùm tia proton để tiêu diệt tế bào ung thư chứ không sử dụng chùm tia X như xạ phẫu/xạ trị lập thể và IMRT.

Tia X giải phóng năng lượng của chúng cả trước và sau khi chùm tia bắn trúng khối u. Trong khi đó, đối với chùm tia proton, chỉ một phần nhỏ các mô phía trước khối u bị tổn thương, các tế bào ung thư của khối u sẽ nhận được tối đa mức năng lượng nên bị tiêu diệt hoàn toàn và gần như các mô lành phía sau khối u (theo hướng chiếu) được bảo toàn. Lợi dụng đặc tính này của chùm tia proton, nhóm chuyên gia xạ trị có thể lập kế hoạch tập trung liều bức xạ cao tới khối u và hạn chế tổn thương tới các mô lành giống như xạ trị lập thể. Tuy nhiên xạ trị proton yêu cầu cao về trang thiết bị, chi phí cao và ít phổ biến. Đây cũng không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với u tuyến yên. Các nghiên cứu vẫn được tiến hành để đánh giá liệu xạ trị proton có hiệu quả, an toàn hơn so với xạ phẫu/ xạ trị lập thể đối với u tuyến yên hay không. Hiện nay ở Việt Nam chưa có trung tâm nào triển khai kỹ thuật xạ trị proton.

Khoa Xạ trị- Xạ phẫu, Bệnh viện TWQĐ 108 hiện nay đã triển khai điều trị khối u tuyến yên thường quy các kỹ thuật xạ phẫu (SRS)/xạ trị phân liều (SRT), xạ trị điều biến liều IMRT cho nhiều bệnh nhân đạt hiệu quả cao và an toàn.

Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn về điều trị u tuyến yên xin liên hệ với Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bênh viên Trung ương Quân đôi 108, Sô 1 Trân Hưng Đao, Hai Bà Trưng, Ha Nôi. Điên thoai: 024.62784163.

Website: http://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Facebook: https://www.facebook.com/xatri108

Nguồn:

https://www.cancer.org

https://www.mskcc.org

Khoa Xạ trị Xạ Phẫu Viện Ung thư Bệnh viện TWQĐ 108

http://benhvien108.vn/xa-tri-dieu-tri-u-tuyen-yen.htm

BỆNH LÉ (bệnh lác) mắt nguyên nhân và cách điều trị Triển khai kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh l... Livestream cùng bác sĩ với chủ đề: LÁC MẮT CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? Chương trình được phát trực tiếp: V... Đến Mắt Hà Nội 2 ngay để sắm kính giá hời nha! XẠ TRỊ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YêN Tuyến yên là tuyến nội tiết rất quan trọng, chi phối nhiều chức năng ...