Bệnh viện Hùng Vương LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ HIẾM MUỘN - Bs CKI Lê Nguyễn Trọng Hiền Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn...

Bệnh viện Hùng Vương - Bài viết
Bệnh viện Hùng Vương  LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ HIẾM MUỘN - Bs CKI Lê Nguyễn Trọng Hiền

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn...

 LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ HIẾM MUỘN - Bs CKI Lê Nguyễn Trọng Hiền

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn tính, phổ biến.
Có thể không có triệu chứng. Những triệu chứng thường gặp: đau vùng chậu, khối u vùng chậu, và hiếm muộn.
25-50 phụ nữ hiếm muộn có lạc nội mạc tử cung.
30-50 phụ nữ có lạc nội mạc tử cung bị hếm muộn.
Nguyên nhân chưa được chứng minh.
Một số giả thuyết về cơ chế gây ra hiếm muộn:
Biến dạng giải phẩu vùng chậu
Thay đổi chức năng phúc mạc bụng
Rối loạn hế thống miễn dịch, nội tiết
Rối loạn phóng noãn
Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi
Ảnh hưởng đến chất lượng noãn và phôi
Gây nhu động bất thường của ống dẫn trứng
1. Điệu trị nội khoa:
Điều trị nội có hiệu quả giảm đau, nhưng không cải thiện hiếm muộn.
Khi dùng thuốc sẽ ức chế rụng trứng.
Các loại thuốc thường dùng:
Progestin hoặc progestin kết hợp với estrogen
Gonadotropin-releasing hormon (GnRH) dồng vận hoặc đối vận.
Danazol
Ức chế men Aromatase.
2. Điều trị phẫu thuật:
Giai đoạn I/II (ASRM): Phẫu thuật không mang lại nhiều lợi ích.
Giai đoạn III/IV (ASRM): Phẫu thuật hở hay nội noi bóc nang giúp tăng tỉ lệ có thai 45-63 ( nang lạc tuyến > 4cm). Cần thảo luận với bệnh nhân về nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng và khả năng tái phát sau phẫu thuật. Những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật lần hai ghi nhận không thấy tăng tỉ lệ thụ thai, tốt hơn nên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Đều trị nội-ngoại khoa kết hợp:
Chưa có bằng chứng rõ rệt giúp tăng tỉ lệ có thai.
Có thể làm trì hoãn điều trị hiếm muộn bằng các phương pháp khác.
4. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI):
Tăng tỉ lệ có thai gấp 3 lần so với giao hợp tự nhiên. Cần kiểm tra sự thông thương của ống dẫn trứng bằng HSG, SIS trước khi thực hiện IUI.
Kích thích buồng trứng bằng thuốc có thể đẩy nhanh sự phát triển của nang lạc tuyến.
5. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF):
Có tỉ lệ thành công cao, tuy nhiên nang lạc tuyến làm giảm tỉ lệ thụ thai IVF hơn các trường hợp khác.
Phẫu thuật bóc nang trước khi thực hiện IVF:
Nang lạc tuyến nhỏ: không làm tăng tỉ lệ thành công
Nang lạc tuyến lớn (>4cm):
- Lợi ích:
Kích thích buồng trứng thuận lợi
Dễ dàng chọc hút noãn; dự phòng thủng,vỡ nang lạc tuyến
Tránh hút dịch nang có lẫn mô lạc tuyến
Kiểm tra mô học, phát hiện ung thư tiềm ẩn
Hạn chế sự phát triển của nang lạc tuyến
- Bất lợi:
Biến chứng phẫu thuật
Tăng chi phí điều trị
Giảm mô buồng trứng, nguy cơ đáp ứng kém với kích thích buồng trứng
Thiếu bằng chứng cho thấy làm tăng tỉ lệ có thai
Điều trị GnRH agonist 3-6 tháng trước khi thực hiện IVF giúp tăng tỉ lệ có thai lên gấp 4 lần. Nhưng hiện chưa hiểu rõ cơ chế cũng như mức độ hiệu quả trong giai đoạn bệnh trung bình/nặng.
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bện nhân có lạc nội mạc tử cung là quyết định khó khăn do chưa có đủ dữ kiện so sánh hiệu quả của các phương pháp điều trị trong các giai đoạn bệnh khác nhau.
Nguồn: http://bvhungvuong.vn/danh-cho-benh-nhan/lac-noi-mac-tu-cung-va-hiem-muon

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ HIẾM MUỘN - Bs CKI Lê Nguyễn Trọng Hiền Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn... LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý gây ra do mô giống lót bên trong tử cung ... LẠC TUYẾN NỘI MẠC TỬ CUNG TRONG CƠ TỬ CUNG (BỆNH CƠ TUYẾN TỬ CUNG) Lạc tuyến nội mạc tử cung tron... Bệnh lạc nội mạc tử cung ( Endometriosis) A.Định nghĩa bệnh : +Lạc nội mạc tử cung : là do tế bào ở... Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người có bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý gây ảnh h...