HỘI CHỨNG STEVENS- JOHNSON 1. Tổng quan Hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson syndrome, SJS)...

 HỘI CHỨNG STEVENS- JOHNSON
1. Tổng quan
Hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson syndrome, SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis, TEN), gọi chung là SJS/TEN là những phản ứng do thuốc nghiêm trọng xảy ra ở da và niêm mạc, thường được kích hoạt bởi thuốc, đặc trưng bởi hoại tử rộng và tách lớp biểu bì, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.Theo một phân loại được chấp nhận rộng rãi stevens-johnson (SSJ) và hoại tử thượng bì nhiễm độc (NET) được coi là sự liên tục của bệnh và được phân biệt chủ yếu bởi mức độ nghiêm trọng của chúng, tùy thuộc vào tỷ lệ bề mặt cơ thể bị ảnh hưởng:
+ Hội chứng Stevens-Johnson: là một thể nhẹ của TEN với tổn thương da dưới 10 diện tích cơ thể.
+ Hội chứng ranh giới SJS-TEN: tổn thương da chiếm 10-30 diện tích cơ thể.
+ Hội chứng Lyell (TEN): tổn thương da trên 30 diện tích cơ thể
2.Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của bệnh vẫn là do thuốc, mặc dù một số căn nguyên vi sinh vật như tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella, nhiễm Mycoplasma pneumonia, virus Dengue, sự tái hoạt cytomegalovirus có thể gây SJS/TEN. Các thuốc hay gặp là nevirapin, lamotrigin, carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, cotrimoxazol, sulfonamid, sulfasalazin, allopurinol, thuốc chống viêm không steroid (oxicam). Các thuốc khác ít gặp hơn như aminopenicillin, cephalosporin, quinolon. TEN thường xảy ra sau dùng thuốc 7 ngày-8 tuần, thời gian khởi phát trung bình 6 ngày-2 tuần. Khi dùng thuốc lần thứ hai, TEN có thể xuất hiện trong vòng vài giờ. Một số bệnh nhân không tìm được thuốc sử dụng hoặc bị bệnh sau đợt uống thuốc nam, thuốc bắc
3.Cơ chế bệnh sinh
a.Cơ chế miễn dịch
Hoại tử thượng bì nhiễm độc là bệnh qua trung gian tế bào T, các lympho CD8+ được tìm thấy trong dịch bọng nước, quanh mạch máu ở trung bì nông. Lympho CD8+ cùng với các tế bào diệt tự nhiên (NK), lympho CD4+, các tế bào miễn dịch khác cũng đóng vai trò quan trọng trong TEN.
b.Nguyên nhân gây chết tế bào
Trong hội chứng SJS/TEN, tế bào thượng bì chết hàng loạt, nguyên nhân liên quan tới các chất granulysin, perforin, granzyme B, FasL,
Granulysin là một phân tử được tìm thấy trong các hạt của tế bào gây độc (cùng với granzyme B và perforin) của CD8+, NK, tế bào NK/T, nó đóng vai trò quan trọng như chất diệt khối u và diệt vi khuẩn. Khi kích hoạt ly giải tế bào hoặc tế bào NK, granulysin dường như cắt qua màng tế bào đích, gây mất cân bằng ion, làm cho ty thể bị tổn thương và tế bào CTCT.
c.Liên quan tới tính di truyền
Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra mối liên quan giữa allotyp MHC I và các phản ứng tăng nhạy cảm do thuốc. carbamazepin, phenytoin, oxcarbazapin và lamotrigin với kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigen, HLA) HLA-B*1502, giữa allopurinol với HLA-B*5801.Mối liên quan giữa allopurinol và HLA-B*5801...

4. CHẨN ĐOÁN
a) Lâm sàng - thường bắt đầu là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, kéo dài từ 1-14 ngày
. - Thương tổn da: là các ban đỏ sẫm màu, sau nổi mụn nước, bọng nước, có khi trợt hoại tử, xen kẽ các mảng da đỏ, sẩn phù, không ngứa. Vị trí ở tay chân, có tính chất đối xứng.
- Thương tổn niêm mạc: thường nặng, là biểu hiện đặc trưng của bệnh, tập trung chủ yếu ở các hốc tự nhiên, thường từ 2 hốc trở lên.
+ Viêm miệng: mụn nước ở môi, lưỡi, vòm miệng hoặc xung quanh miệng, sau viêm nặng, trợt loét, tiết dịch, xuất huyết, đóng giả mạc, vảy tiết nâu đen. Người bệnh đau nhiều, ăn uống khó khăn.
+ Mắt: viêm kết mạc hai bên, viêm dính bờ mi, nặng hơn là loét giác mạc, có thể gây mù lòa.
+ Mũi: viêm mũi, xung huyết, chảy máu mũi.
+ Sinh dục: viêm đỏ, trợt loét.
b) Cận lâm sàng
- Công thức máu: số BC thường tăng.
- CRP (C- reactive protein): thường tăng.
- Sinh hóa: có thể phát hiện rối loạn điện giải, chức năng gan, thận
- Sinh thiết da: có hiện tượng bóc tách thượng bì, xâm nhập tế bào viêm.
- Cấy máu: theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
- Cấy vi khuẩn tại thương tổn da.
- Một số phản ứng miễn dịch: Boyden khuếch tán thạch, phản ứng phân hủy mastocyt, phản ứng ức chế di tản đại thực bào, chuyển dạng lympho bào. Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng không đặc hiệu.
5.ĐIỀU TRỊ
a) Nguyên tắc chung
- Là bệnh nặng cần điều trị nội trú
- Dừng ngay thuốc xác định là dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng.
- chế tối đa dùng thuốc.
- Đánh giá ngời bệnh một cách toàn diện để có kế hoạch điều trị cụ thể.
b) Điều trị cụ thể
- Thuốc giảm đau.
- Kháng histamin.
- sinh: dùng kháng sinh phổ rộng, ít gây dị ứng để chống nhiễm khuẩn da, phổi, nhiễm khuẩn huyết.
- Thuốc corticoid: liều từ 1-2 mg/kg cân nặng, có khi tới 4mg/kg cân nặng, hoặc có thể dùng liều 100-250 mg truyền tĩnh mạch trong khoảng 3-4 ngày đầu, khi tổn thơng da và toàn thân tiến triển tốt, có thể giảm nhanh liều để tránh các tai biến do thuốc.

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu mô nhiễm độc (TEN) SJS, TEN, và hội chứng chồng ch... Hội chứng Stevens - Johnson. HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON (SJS) VÀ HOẠI TỬ BIỂU MÔ NHIỄM ĐỘC (TEN) St... HỘI CHỨNG STEVENS- JOHNSON 1. Tổng quan Hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson syndrome, SJS)... Salein 0.1 Thành phần: Natri hyaluronate Chỉ định: Rối loạn biểu mô giác-kết mạc do: Các bệnh n... Bệnh da bóng nước trẻ em Bệnh lý bóng nước ở trẻ em là một nhóm các bệnh lý từ nhẹ tự giới hạn cho...