Protein niệu là gì và nguy hiểm như thế nào? tại sao khám thai cần làm xét nghiệm tổng phân tích nư...

 Protein niệu là gì và nguy hiểm như thế nào? tại sao khám thai cần làm xét nghiệm tổng phân tích nư...

 Protein niệu là gì và nguy hiểm như thế nào? tại sao khám thai cần làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu? để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các mẹ đọc bài viết về Protein niệu của Phó giám đốc bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên - Thạc sĩ- Bác sĩ Vũ Thị Thu Trang.
PROTEIN NIỆU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Protein niệu được định nghĩa là có sự hiện diện của protein trong nước tiểu.Ở những người không có thai là khi nồng độ Protein niệu trên 150 mg/24 h. Trong thai kỳ bình thường, protein niệu bài tiết tăng đáng kể, do đó sự bài tiết protein được coi là bất thường ở phụ nữ mang thai khi nó vượt quá 300 mg / 24h.
Protein niệu là hệ quả của hai cơ chế: tăng tính thấm qua màng mao quản cầu thậnvà sự khiếm khuyết trong quá trình tái hấp thu xảy ra tại ống lượn gần. Nó có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ hoặc của bệnh lý về thận có từ trước khi mang thai hoặc là triệu chứng của tiền sản giật
Xét nghiệm sàng lọc protein niệu là vô cùng cần thiết đối với phụ nữ có thai. Giúp phát hiện những sự thay đổi nghiêm trọng đang diễn ra liên quan đến sức khỏe và an toàn của người mẹ và em bé để có thể điều trị kịp thời.
Các bệnh lý có protein niệu thường gặp ở phụ nữ có thai :
1. Tiền sản giật:
Tiền sản giật là bệnh nội mạch của người mẹ, bắt nguồn từ bánh rau. Triệu chứng gồm phù, protein niệu và tăng huyết áp thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật, có kèm co giật và hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sản phụ có thể co giật liên tiếp cho đến khi chết.
- Hậu quả của tiền sản giật đối với thai kỳ
Đối với thai nhi: có thể suy dinh dưỡng rồi suy thai, non tháng vì chuyển dạ tự nhiên hoặc buộc phải sinh sớm vì bệnh của mẹ.
Đối với mẹ: sau sinh, tiền sản giật và sản giật tự nhiên trở về bình thường. Nếu sản phụ không đuợc điều trị kịp thời có thể diễn tiến đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.
- Yếu tố nguy cơ:
Thời tiết lạnh và ẩm ướt.
Con so dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
Đa thai.
Dinh dưỡng kém.
Làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
Có bệnh lý nội khoa: tiểu đường, cao huyết áp, thận, nhược giáp trước đó.
Có tiền căn thai kém phát triển, thai lưu.
- Điều trị tiền sản giật và sản giật
Biện pháp điều trị tiền sản giật triệt để và hữu hiệu nhất là chấm dứt thai kỳ sao cho có lợi nhất về mẹ và con.
Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai non tháng, người mẹ có điều kiện, có kiến thức có thể tự theo dõi. Tái khám mỗi tuần 1 lần. Tại bệnh viện làm các xét nghiệm, huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu. Đo monitoring sản khoa, và siêu âm thai Doppler, hướng dẫn theo dõi cử động thai máy.
Tại nhà đo huyết áp ngày 2 lần sáng - chiều, ghi lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn.
Hướng dẫn các dấu hiệu nặng: nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, thai máy yếu. Huyết áp tăng cao, tiểu ít, nước tiểu đậm màu. Khi có một trong các dấu hiệu trên phải tái khám ngay.
- Phòng ngừa tiền sản giật - sản giật
Tiền sản giật - sản giật là bệnh thường gặp với tần suất từ 5 - 8 thai kỳ. Nguyên nhân của tiền sản giật hiện chưa được hiểu rõ. Vì vậy, công tác dự phòng luôn ở thế thụ động. Biện pháp tốt nhất hiện nay là quản lý thai kỳ chặt chẽ, qua đó cần sự thông tin đầy đủ về tiền căn bản thân của người mẹ và điều trị tốt các bệnh lý đi kèm nếu có như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống và dinh dưỡng đầy đủ trong khi mang thai. Phát hiện sớm khi có sự thay đổi về huyết áp và bất thường khi có sự xuất hiện đạm trong nước tiểu, để có kế hoạch điều trị ngay từ đầu.
2. Nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt hay xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nhiễm trùng tiểu thường gây ra các triệu chứng lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nhiễm trùng: viêm bàng quang, viêm đai bể thận. Đôi khi nhiễm trùng tiểu xảy ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng.

- Hậu quả của nhiễm trùng tiểu đối với thai kỳ:

25 các trường hợp nhiễm trùng tiểu không triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng và nhiễm trùng tiểu thường dẫn đến đẻ non hoặc thai nhi kém phát triển trong tử cung. Nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến sẩy thai, đặc biệt là những tháng đầu mang thai. Nhiễm trùng tiểu nặng có thể đẫn đến thai chết lưu.
Nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có mẹ nhiễm trùng tiểu cao hơn 1,31 lần so với trẻ có mẹ không nhiễm trùng tiểu.

- Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiểu
Sinh càng nhiều càng dễ bị nhiễm trùng tiểu, phụ nữ lớn tuổi.
Điều kiện kinh tế xã hội kém, hành vi tình dục nguy cơ cao.
Phụ nữ từng có tiền sử nhiễm trùng tiểu.
Thai phụ có tiểu đường, thiếu máu, hồng cầu hình liềm
Suy giảm miễn dịch, bất thường giải phẩu hệ tiết niệu, thủ thuật, chấn thương cột sống.
Tiền căn sỏi hệ niệu.

- Triệu chứng
Nhiễm trùng tiểu chia làm 3 loại :

Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng

Nhiễm trùng đường tiểu dưới(viêm bàng quang)

Viêm thận bể thận cấp

Nếu nhiễm trùng đường tiểu dưới, các triệu chứng hay gặp: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, căng tức vùng bụng dưới, Nước tiểu có mùi hôi, đục có màu đỏ.
Viêm thận bể thận cấp tính là hình thái nặng của nhiễm trùng đường tiết niệu, thường là do nhiễm trùng đường tiểu dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Thường hay gặp vào 3 tháng cuổi của thai kỳ. Thường có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu dưới, xuất hiện thêm : sốt, rét run, sốt thường cao có thể 40 độ C, đau 1 bên hông hoặc 2 bên, kén ăn hoặc chán ăn, buồn nôn, nôn.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu
Khi được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiểu không triệu chứng hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu dưới thai phụ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh an toàn cho thai kỳ. Uống hết đợt thuốc kháng sinh (thường là trong một tuần), bệnh sẽ khỏi
Khi bi viêm thân - bê thân thi cân phai nhâp viên đê điêu tri,theo dõi lượng nước tiểu để đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm hình thái nhiễm khuẩn tiết niệu lan tỏa. Theo dõi thêm về các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ. Dung kháng sinh có kháng phổ rộng... hoặc có thể dùng phối hợp cac khang sinh.
- Phòng ngừa:

Để phòng ngừa bệnh bạn cần khám thai định kỳ (thử nước tiểu, đo huyết áp, cân nặng, siêu âm thai...)

Bạn có thể khám bất cứ lúc nào bạn cảm thấy bất thường, đặc biệt khi đái buốt, đái rát, mệt mỏi, đau bụng..
Giữ gìn vệ sinh vùng sinh dục hằng ngày, vệ sinh âm hộ - hậu môn từ trước ra sau.
Không nhịn khi muốn đi tiểu, đi tiểu ngay sau giao hợp, sau đại tiện.
Uống nước đầy đủ (ít nhất 1,5L/ ngày) tránh bón, mặc quần áo lót thoáng.
Cần phải chẩn đoán sớm và điều trị tích cực các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu trong thai kỳ để tránh các biến chứng xấu có hại cho mẹ và bé. Trong quá trình mang thai cần tầm soát nước tiểu và hạn chế những yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng tiểu như sang chấn sản khoa, thông tiểu, viêm âm hộ âm đạo trong quá trình mang thai.
Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ đề nghị tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở mỗi Phụ Nữ mang thai bằng cấy nước tiểu vào thời điểm từ tuần 12-16 của thai kỳ. Nếu cấy nước tiểu (+) thì đây là thời điểm thuận lợi nhất để điều trị và đảm bảo an toàn cho thai phụ.


3. Những bệnh thận có trước và nặng hơn khi mang thai
Những bệnh thận có trước khi mang thai như bệnh lý ở cầu thận : Viêm cầu thận mạn tính nguyên phát, viêm cầu thận Lupus, viêm cầu thận đái tháo đường, bệnh lý sỏi thận, tiết niệu
Khi bị các bệnh trên, cần được tư vấn xem nên có thai hay không. Khi đã có thai, cần xem xét thận trọng để duy trì thai nghén hay không. Sự hợp tác giữa thầy thuốc nội khoa và sản khoa rất cần thiết trong xử lý tiếp tục hay ngừng có thai ở bệnh lý này. Cần theo dõi chặt chẽ về cân nặng, huyết áp và protein niệu, đặc biệt là những tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
Khi bị suy thận mãn tính, chỉ nên có thai khi suy thận còn ở giai đoạn I, giai đoạn II nhưng việc theo dõi và điều trị phải được quan tâm. Phải không chế được huyết áp, đề phòng được viêm nhiễm. Khi đã bị suy thận cuối giai đoạn II trở đi không nên có thai.

Protein niệu là gì và nguy hiểm như thế nào? tại sao khám thai cần làm xét nghiệm tổng phân tích nư... CÁCH ĐỌC 44 CHỈ SỐ SINH HÓA MÁU!!! 1/ - Amylase Huyết tương: 20 - 220 U/L. Nước tiểu: 1000 U/L. -A... CÁCH ĐỌC 44 CHỈ SỐ SINH HÓA MÁU!!! 1/ - Amylase Huyết tương: 20 - 220 U/L. Nước tiểu: 1000 U/L. -... ĐỪNG BAO GIỜ KẾT HỢP NHỮNG LOẠI THUỐC NÀY VỚI NHAU!!! Việc kết hợp một số thuốc là điều có thể ... Môt sô dich truyên hay dung điêu tri ơ Việt nam Dung dịch đẳng trương : Dung dịch nước muối sinh l... Chia sẻ với các bạn tài liệu hay Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA CÁC XÉT NGHIỆM Lưu ngay về tường kẻo trôi nh...