HỘI CHỨNG PRADER WILLI (P1) Chuyên mục: Nâng cao hiểu biết của cộng đồng & NVYT về bệnh hiếm #benh...

 HỘI CHỨNG PRADER WILLI (P1)

Chuyên mục: Nâng cao hiểu biết của cộng đồng & NVYT về bệnh hiếm
#benhhiemnhungtinhyeukhonghiem
#hoichungPraderWilli

HỘI CHỨNG PRADER WILLI (PWS) LÀ GÌ?
Hội chứng Prader-Willi là một bệnh hiếm gặp, do bất thường di truyền dẫn đến những vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi ở trẻ.
Tỉ lệ mắc trung bình trong quần thể ước tính 1/10000-1/30000

BIỂU HIỆN
Biểu hiện lâm sàng đa dạng, nặng nề.
Giai đoạn trước sinh: Trọng lượng thai nhi thường thấp hơn 15 so với bình thường, thai cử động ít do nhược cơ, có thể gặp đa ối, vị trí thai nhi bất thường khi sinh và tăng tỉ lệ mổ lấy thai.
Giảm sắc tố da dẫn đến màu da trắng bệch.
Trong giai đoạn bú mẹ, trẻ bú mút khó khăn, phát triển tinh thần vận động chậm
Trong giai đoạn từ 1- 6 tuổi ( thông thường từ 2-3 tuổi) đứa trẻ bắt đầu có cảm giác ăn không no dẫn đến ăn nhiều không kiềm chế được và hậu quả là tình trạng béo phì.
Bộ mặt đặc biệt: mắt hình hạnh nhân, trán hẹp, đầu dài, miệng nhỏ, môi trên mỏng, khóe miệng bị trễ xuống.
Trước 6 tuổi đứa trẻ có biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ từ nhẹ đến nặng.
Chậm phát triển ngôn ngữ
Vấn đề hành vi: Trẻ em có thể ở thể rất cứng đầu hoặc có cơn giận, đặc biệt là khi bị từ chối thực phẩm. Cũng có thể phát triển chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, kết quả là suy nghĩ hoặc hành vi lặp đi lặp lại
Rối loạn giấc ngủ
Tuyến sinh dục phát triển chậm, dậy thì muộn, bộ phận sinh dục phát triển không hoàn toàn, ở trẻ nam thường bị hẹp bao qui đầu.

NGUYêN NHÂN
Do mất chức năng đoạn gen 15q11-q13 trên nhiễm sắc thể số 15 nguồn gốc từ bố
+ Trong đó, 70-75 do mất đoạn lớn ở nhánh dài vùng gần tâm nhiễm sắc thể 15 vị trí 15q11-q13 có nguồn gốc từ bố, người bệnh thường có đặc điểm lâm sàng nặng nề hơn các nhóm khác.
+ 25-29 nguyên nhân do người bệnh có hai nhiễm sắc thể 15 có nguồn gốc từ mẹ, không có nhiễm sắc thể 15 nguồn gốc từ bố (maternal uniparental disomy 15-UPD).
+ Khoảng dưới 1 do khiếm khuyết dấu ấn di truyền (imprinting defect-ID) hoặc do mất đoạn rất nhỏ hoặc do đột biến ở vị trí trung tâm dấu ấn di truyền (imprinting centre-IC) tại vị trí nhiễm sắc thể 15q11-q13. Số rất ít còn lại là do bất thường nhiễm sắc thể số 15 dạng chuyển đoạn hay các dạng bất thường khác về cấu trúc nhiễm sắc thể

CHẨN ĐOÁN

1. Để chẩn đoán lâm sàng hội chứng Prader Willi, dựa vào những giai đoạn khác nhau:
Đối tượng và trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện sau giúp cho việc chẩn đoán:
Giảm trương lực cơ
Khóc yếu
Phản xạ bú kém, ăn kém.
Khuôn mặt có đặc điểm mắt hình quả hạnh nhân, trán thu hẹp, miệng nhỏ, môi trên mỏng.
Tăng trưởng và phát triển bất thường,
Đối tượng là trẻ lớn hơn, khi được chẩn đoán mắc hội chứng Prader Willi sẽ có những dấu hiệu sau:
Ăn uống nhiều, không kiềm chế được khả năng ăn uống, tăng cân.
Tuyến sinh dục phát triển muộn, dậy thì muộn, cơ quan sinh dục phát triển không đầy đủ.
Chậm phát triển trí tuệ.
Nước bọt có thể đặc và dính.

2. Để chẩn đoán hội chứng Prader Willi có thể sử dụng các kỹ thuật di truyền tế bào hoặc phân tử. Các kỹ thuật này được áp dụng trên mẫu máu và tế bào ối (chọc hút dịch ối để chẩn đoán trước sinh)
Kỹ thuật di truyền tế bào có thể sử dụng là phân tích nhiễm sắc thể kéo dài băng để phát hiện mất đoạn 15q11 - q13 và các bất thường nhiễm sắc thể khác kèm theo.
Các kỹ thuật sinh học phân tử như DNA methylation, giải trình tự gen cũng được áp dụng phổ biến trong các trường hợp UPD, đột biến vùng IC.
Kỹ thuật FISH là kỹ thuật lai giữa di truyền tế bào và phân tử thường được dùng để phát hiện mất đoạn nhiễm sắc thể số 15 vùng băng q11 - q13 nguồn gốc bố.
Kỹ thuật BoBs (Bacs-on-Bead) và aCGH được sử dụng để phát hiện các trường hợp mất đoạn nhỏ trong đó có các vị trí trên NST 15.
NIPT (sàng lọc trước sinh bằng máu mẹ) có thể sàng lọc thai mắc hội chứng Prader Willi.
..(còn tiếp)

Biên soạn: BS Hảo Nguyễn - BS Trang Đào

HÀNG TRĂM TRẺ PHẢI ĐIỀU TRỊ KIỀM CHẾ DẬY THÌ SỚM TẠI BVĐK TÂM ANH! TRẺ DẬY THÌ SỚM NGUY HẠI NHƯ TH... HỘI CHỨNG PRADER WILLI (P1) Chuyên mục: Nâng cao hiểu biết của cộng đồng & NVYT về bệnh hiếm #benh...