TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN - GERD Thông tin Y tế, Vì sức khỏe cộng dồng Định nghĩa: Trào ngược...

  TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN - GERD

Thông tin Y tế, Vì sức khỏe cộng dồng

 Định nghĩa: Trào ngược...

  TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN - GERD

Thông tin Y tế, Vì sức khỏe cộng dồng

Định nghĩa: Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD (Gastroesophageal Reflux Disease) là tình trạng rối loạn mạn tính của cơ thắt thực quản dưới làm cho dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi,...) trào lên thực quản gây viêm và tổn thương ở đường tiêu hóa và hô hấp trên.

Ai dễ mắc GERD: Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt trong nhịp sống công nghiệp ngày nay. Theo thống kê có khoảng 15-25 dân số toàn thế giới hiện mắc, ở châu Á con số này là 14,7. Thường gặp ở người béo phì, hút thuốc lá, người già, phụ nữ mang thai, đang sử dụng thuốc (kháng histamin, giảm đau, chống trầm cảm, an thần, chẹn kênh calci), người lo âu trầm cảm, ít vận động thể lực.

Các triệu chứng thường gặp:

Ợ nóng: cảm giác nóng rát phía dưới mũi xương ức, thường lan tỏa dọc lên phía cổ họng.

Ợ chua: thức ăn đã tiêu hóa kèm acid trong dạ dày trào lên thành sau cổ họng tạo ra vị chua.

Đau ngực: dạng đau thắt ngực (đè ép, nhói xuyên ra sau lưng), không do bệnh lý tim mạch.

Một số triệu chứng khác: Đau thượng vị, đầy bụng, rối loạn giấc ngủ do ợ nóng, nấc, đau họng dai dẳng, khàn giọng, ho mãn tính, khò khè, hôi miệng, nghẹn vướng cổ họng, hư tổn men răng.

Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau bữa ăn quá no, ăn chất chua cay, nhiều dầu mỡ, chocolate, uống rượu bia và nghiêm trọng hơn khi nằm ngửa hoặc ngồi cúi ra phía trước.

Hậu quả: Viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett, ung thư biểu mô tuyến thực quản, hen suyễn, viêm thanh quản mãn tính, sâu răng, viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa tái phát nhiều lần.

Điều trị và phòng ngừa:

Chế độ sinh hoạt: Đây là yếu tố quan trọng nhất: Giảm cân nếu béo phì, không hút thuốc lá, tránh các bữa ăn tối muộn (ăn trước ngủ 2-3 tiếng), tránh nằm ngay sau ăn, nâng cao đầu giường khi ngủ (#15 20 cm) Hạn chế thức ăn chua cay, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chocolate, rượu bia và đồ uống có gaz, không uống nước trong bữa ăn. Thư giãn, giảm stress.

Thuốc: Theo các khuyến cáo điều trị hiện nay sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) là thuốc điều trị chính với mục đích làm giảm tiết acid dạ dày. Các phác đồ khởi trị PPI với liều tấn công trong 4 - 8 tuần sau đó điều trị duy trì với liều giảm dần. Ngoài ra sử dụng các thuốc khác như: ức chế thụ thể H2, Alginate kết hợp với một số thuốc trợ vận động như Domperidone, Methochlopramide

Phẫu thuật khi nào: Khi điều trị nội khoa không thành công, khi có biến chứng của GERD (thực quản Barrett, chít hẹp thực quản, ung thư), thoát vị hoành lớn.

YHCT: Các triệu chứng của GERD được YHCT xếp vào các chứng: Ái khí, Thôn toan, Ế ách.

Nguyên nhân thường do Can khí uất, Tỳ khí hư - bất kiện vận, Hàn thấp ủng trệ.

Thuốc YHCT: Thường sử dụng các vị thuốc trong nhóm hành khí giải uất, sơ Can, lý khí hòa Vị, kiện Tỳ kết hợp tùy theo thể bệnh. Các bài thuốc hay sử dụng như: Tiêu dao tán, Bán hạ hậu phác thang.

Châm cứu: Có nhiều phương thức điều trị như Hào châm, Cấy chỉ, Nhĩ hoàn. Các huyệt thường dùng là Trung quản, Đản trung, Nội Quan, Túc tam lý, Thái xung, Công tôn, Tam âm giao, Vùng thần môn, giao cảm, Tỳ, Vị

Dưỡng sinh: Hỗ trợ trong thư giãn, giảm stress bằng các bài tập thở bốn thời, bài tập thư giãn.

GERD nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ diễn tiến nặng dần, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống. Quan trọng hơn là phải được bác sĩ thăm khám, lượng giá từ đó đưa ra phác đồ điều trị kết hợp tư vấn kĩ lưỡng chế độ sinh hoạt để tránh tái phát. Khi có các triệu chứng nuốt khó, nuốt đau, khàn tiếng, nôn ra máu, cơn nghẹt thở, khó thở (thường về đêm), sụt cân thì cần phải đến ngay bệnh viện để khảo sát thêm bằng các xét nghiệm, cận lâm sàng nhằm loại trừ các hậu quả của GERD.

#thongtinyte #visuckhoecongdong #Coso3 #bvdhyd

***
Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng đăng ký tại Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại Học Y Dược
221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Thời gian phát số khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: 06h00 - 16h30, thứ Bảy: 06h00 - 11h30.
Phòng khám ngoài giờ làm việc với khung giờ sau:
Từ thứ 2 đến thứ 6: 16g30 - 19g30
Thứ 7: 13g00 - 19g30
Chủ nhật: 7g00 - 11g30
Xem lịch khám của bác sĩ tại Website:http://lk3.bvdaihoc.com.vn/xembs/LKB2DBacSilist.asp
- Điện thoại: (028) 38420070 / 38444771

TRUNG TÂM TIM MẠCH CAN THIỆP THÀNH CÔNG ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH THẬN CHO BỆNH NHÂN 16 TUỔI HẸP ĐỘNG MẠC... TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN - GERD Thông tin Y tế, Vì sức khỏe cộng dồng Định nghĩa: Trào ngược... VIêM NÃO-MÀNG NÃO DO SÁN DẢI HEO Một trường hợp đặc biệt nữa mà kết quả xét nghiệm multiplex real-... Thính lực bé sơ sinh của bạn có tốt? Khiếm thính sơ sinh thường gặp với tỷ lệ từ 3-4/1000 trẻ sơ s... CẤP CỨU KỊP THỜI NGƯỜI BỆNH NGỪNG TUẦN HOÀN CÓ NHIỀU BỆNH MẠN TÍNH Vào hồi 11h20 ngày 26/05/2020, ...