SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT ĐIỀU TRỊ Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng tồn tại calci trong lòng ống của tuyế...

 SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT  ĐIỀU TRỊ
Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng tồn tại calci trong lòng ống của tuyế...

 SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT ĐIỀU TRỊ
Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng tồn tại calci trong lòng ống của tuyến nước bọt gây hiện tượng tắc bán phần hoặc hoàn toàn đường dẫn của tuyến nước bọt vào miệng.
Sỏi tuyến nước bọt thường nằm ở những tuyến nước bọt lớn như tuyến nước bọt mang tai, tuyến dưới hàm, dưới lưỡi, đa phần các trường hợp này gồm rất nhiều sỏi
Người ta cho rằng hiện tượng sỏi tuyến nước bọt được hình thành do rối loạn chuyển hoá của các thành phần trong dịch tuyến nước bọt trong đấy có calci. Chính vì thế dẫn đến việc tăng độ nhớt của dịch tuyến, tăng lắng đọng calci trong lòng ống tuyến tạo sỏi.
Một số yếu tố nguy cơ được liệt kê bao gồm mất nước, chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, dùng một số thuốc như kháng histamine, các thuốc điều trị tâm thần, thuốc điều trị huyết áp, bệnh lý túi mật, chấn thương tuyến nước bọt.
Thăm khám lâm sàng, chụp phim hoặc siêu âm để phát hiện sỏi tuyến nước bọt
Với sởi có kích thước nhỏ hoặc nhiều sỏi nhỏ, mỗi lần kích thích gây viêm thường được thấy thuốc điều trị bảo tồn bằng kháng sinh nhóm lactam và kháng sinh chống kị khí.
Tại sao hai nhóm kháng sinh này lại có tác động với sỏi tuyến nước bọt?
Theo các công trình nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu tại Boston và Chicago, các vi khuẩn tồn tại trong các tuyến nước bọt vùng đầu mặt cổ là vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kị khí. Chính vì thế mà các thầy thuốc sử dụng hai nhóm kháng sinh này điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi.
Các nhà khoa học nhận thấy vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Thành phần đảm bảo cho tính bền vững cơ học của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối chéo với nhau bằng chuỗi peptid. Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham gia tổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase (hay PBP).
Các lactam và kháng sinh loại glycopeptid (như vancomycin) tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Vách vi khuẩn gram (+) có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50- 100 phân tử, lại ở ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công.
Các kháng sinh lactam được chia thành 4 nhóm dựa theo cấu trúc hóa học:
- Các penam: vòng A có 5 cạnh bão hòa, gồm các penicilin và các chất phong tỏa õ lactamase.
- Các cephem: vòng A có 6 cạnh không bão hòa, gồm các cephalosporin.
- Các penem: vòng A có 5 cạnh không bão hòa, gồm các imipenem, ertapenem.
- Các monobactam: không có vòng A, là kháng sinh có thể tổng hợp như aztreonam.
Phổ kháng khuẩn của các kháng sinh này chủ yếu với: Cầu khuẩn Gr (+); liên cầu (nhất là loại tan huyết), phế cầu và tụ cầu không sản xuất penicilinase.
Trực khuẩn Gr (+) ái khí (than, subtilis, bạch cầu) và yếm khí (clostridium hoại thư sinh hơi).
Liều sử dụng: thường được dùng đường uống với liểu: 2- 4 g/ ngày. Trẻ em 50 mg/ kg/ ngày. Chia 4 lần.
+ Với các penicilin kháng trực khuẩn mủ xanh như Carboxypenicilin và ureidopenicilin. Theo đường uống có cefalexin (Keforal), cefaclor (Alfatil), liều 2g/ngày.
+ Cephalosporin thế hệ 2: Hoạt tính kháng khuẩn trên gram (-) đã tăng, nhưng còn kém thế hệ 3. Kháng được cephalosporinase. Sự dung nạp thuốc cũng tốt hơn. Đường uống: cefuroxim acetyl (Zinnat) 250 mg x 2 lần/ ngày.
+ Ngoài ra có thể sử dụng thêm Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 4. Phổ kháng khuẩn rộng và vững bền với lactamase hơn thế hệ 3, đặc biệt dùng chỉ định trong nhiễm trực khuẩn gram (-) hiếu khí đã kháng với thế hệ 3.
Các thuốc thế hệ sau đều có chất ức chế lactamase của vi khuẩn để tránh yếu tố kháng kháng sinh của vi khuẩn. Cấu trúc Penam: Là những chất có tác dụng kháng sinh yếu, nhưng gắn không hồi phục với lactamase và có ái lực với lactam, cho nên khi phối hợp với kháng sinh nhóm lactam sẽ làm vững bền và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh này.
Bên cạnh kháng sinh phác đồ điều trị trong giai đoạn này còn kết hợp kháng viêm làm giãn rộng ống tuyến nước bọt, giảm hiện tượng viêm trong lòng ống tuyến.
Thuốc chống đau như paracetamol hoặc aspirine giảm đau cho người bệnh trong giai đoạn cấp.
Trường hợp sỏi to làm bít tắc hoàn toàn ống dẫn lưu của tuyến hoặc tắc một phần nhưng hay kích thích gây viêm tuyến với tần xuất trên 7 lần/năm thì người thầy thuốc chỉ định thăm dò tuyến lấy sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến.

HÃY PHÂN BIỆT BỆNH VIêM TUYẾN NƯỚC BỌT HAY QUAI BỊ 2 chứng bệnh phổ biến ở nhà thuốc này rất hay ... HÃY PHÂN BIỆT BỆNH VIêM TUYẾN NƯỚC BỌT HAY QUAI BỊ 2 chứng bệnh phổ biến ở nhà thuốc này rất hay ... [BẢN TIN LIêN KẾT INSMART - THÁNG 11/2022] KỲ 18 PreA - DỊCH VỤ BẢO LÃNH VIỆN PHÍ TRƯỚC NHẬP VIỆN... SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT ĐIỀU TRỊ Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng tồn tại calci trong lòng ống của tuyế...