LẤY MÁU GÓT CHÂN - BƯỚC SÀNG LỌC QUAN TRỌNG KHI BÉ CHÀO ĐỜI Lấy máu gót chân có nguy hiểm? Thực ...

 LẤY MÁU GÓT CHÂN - BƯỚC SÀNG LỌC QUAN TRỌNG KHI BÉ CHÀO ĐỜI

 Lấy máu gót chân có nguy hiểm?

Thực ...

 LẤY MÁU GÓT CHÂN - BƯỚC SÀNG LỌC QUAN TRỌNG KHI BÉ CHÀO ĐỜI

Lấy máu gót chân có nguy hiểm?

Thực hiện việc lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Có 1 số trường hợp đặc biệt không nên lấy máu kiểu này nhưng rất hiếm và chính các bác sĩ sẽ khuyến cáo bố mẹ.

Kỹ thuật xét nghiệm máu gót chân thế nào?

Lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó về lại cho vào 1 loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA). Kỹ thuật xét nghiệm này được triển khai từ những năm 2000 cho phép sàng lọc suy giáp bẩm sinh.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc?

Các bé sơ sinh từ 2-7 ngày tuổi là đối tượng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Lý tưởng nhất, xét nghiệm nên được diễn ra khi bé đủ 24 giờ sau sinh để sớm có kết quả và giúp bảo vệ bé hiệu quả nhất.

Xét nghiệm máu gót chân tầm soát được bệnh hiểm nghèo nào?

- Suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành)

- Bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ)

- Bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)

Tham khảo chi tiết dịch vụ SÀNG LỌC SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC: http://khoasan.hongngochospital.vn/dich-vu/xet-nghiem-sang-loc-so-sinh/

SUY TUYẾN GIÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO ---------------- Suy giáp là bệnh lý nội tiết, ... LẤY MÁU GÓT CHÂN - BƯỚC SÀNG LỌC QUAN TRỌNG KHI BÉ CHÀO ĐỜI Lấy máu gót chân có nguy hiểm? Thực ...