NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS I. Giới thiệu: Sốt virus hay sốt siêu vi là một bệnh xảy ra rải r...

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS

I. Giới thiệu:
Sốt virus hay sốt siêu vi là một bệnh xảy ra rải r...

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS

I. Giới thiệu:
Sốt virus hay sốt siêu vi là một bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh vào thời điểm mùa hè hay mùa mưa. Thuật ngữ này bao gồm một loạt các loại nhiễm virus ( khoảng hơn 200 loại)và một số trong đó có thể được xác định rõ ràng .
Bệnh nhiễm trùng do virus có thể có triệu chứng toàn thân, hay có thể tác động đến các cơ quan cụ thể. Đau mỏi thân mình và nổi mẩn trên da là đặc trưng cho hầu hết các cơn sốt virus, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường không nguy hiểm tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám vì sốt virus thường dẫn tới bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Đặc biệt ở trẻ em, bệnh dễ bùng phát thành dịch và gây các biến chứng nguy hiểm khác.
Hầu hết bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa, hoặc do tiếp xúc trực tiếp. Khi cơ thể nhiễm bệnh, virus có thể lây lan vào trong máu hoặc hệ thống bạch huyết. Một số virus có thể lây truyền qua đường tình dục và đường máu. Thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tuần.
II. Người sốt virus thường có biểu hiện:
- Biểu hiện đầu tiên là hắt hơi, sổ mũi ngày càng tăng, có thể có ho.
- Sốt cao: thường từ 38 39C, thậm chí 40 41C. Đặc biệt ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới co giật do sốt. Các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol ít có tác dụng hoặc khi hạ sốt được vài giờ thì tiếp tục sốt lại
- Đau đầu, nhức mỏi toàn thân: biểu hiện rõ nhất ở người lớn. Trẻ em thường quấy khóc, ăn kém.
- Viêm đường hô hấp: Trong và sau khi sốt người bệnh sẽ ho, đau họng,xung huyết niêm mạc họng, đây là các biểu hiện của viêm đường hô hấp.
- Nôn mửa, thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
- Viêm kết mạc: kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, có thể có dử mắt
- Viêm hạch: Nổi hạch vùng đầu, mặt, cổ, khi sờ sẽ thấy đau.
- Phát ban: sau khi sốt 2 3 ngày sẽ phát ban, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
- Rối loạn tiêu hóa: do tác động của virus lên đường tiêu hóa hoặc do người bệnh dùng kháng sinh, hay các thuốc khác.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, người bệnh sẽ khỏe trở lại. Đôi khi bệnh dai dẳng, hoặc bội nhiễm gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
III. Cách xử trí khi người bệnh bị sốt virus
Bệnh sốt virus chưa có thuốc đặc hiệu, chỉ điều trị các triệu chứng:
- Hạ sốt: Chườm ấm, Cho người bệnh uống thuốc paracetamol theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
- Bù nước và điện giải: Sốt làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, kèm theo nôn trớ nhiều dẫn đến sự mất nước và chất điện giải. Vì vậy người bệnh cần được bù đắp lại các chất đã mất bằng nước oresol, nước muối, nước hoa quả, cháo muối loãng,...
- Vệ sinh cơ thể: nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, tắm rửa bằng nước ấm trong môi trường kín, tránh gió lạnh.
- Bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc: Uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin C, nên dùng đồ ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Kháng sinh không phải là thuốc điều trị sốt virus trừ khi người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn.
Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu nguy hiểm:
Sốt cao trên 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.
Thường xuyên trong tình trạng ngủ li bì, có dấu hiệu co giật, đau đầu kéo dài và tăng tiến cường độ.
Nôn và buồn nôn nhiều, kéo dài.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu, dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, do vậy cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế sớm và kịp thời.
IV. Phòng bệnh sốt Virus:
Cách đề phòng hiệu quả nhất là nâng cao sức đề kháng bản thân.
Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và các loại vitamin cần thiết.
Sinh hoạt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể quá sức.
Giữ vệ sinh môi trường, nơi ở và cơ thể.
Tránh tới những nơi có dịch, tiếp xúc với người bệnh và những nơi đông người, đề phòng lây bệnh.
Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt những khi có dịch sốt virus
Ở trẻ nhỏ, chú ý tập cho trẻ thích nghi dần với sự thay đổi thời tiết, đặc biệt lúc giao mùa.

XUẤT HIỆN BỆNH NHÂN VIêM NÃO MÔ CẦU TẠI HÀ NỘI. TIêM NGAY VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚ... OREO x BLACKPINK MUA OREO RINH NGAY QUÀ ĐỈNH! Giải nhất: 6 giải Mê Vi Vu - Voucher chuyến du lịc... NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS I. Giới thiệu: Sốt virus hay sốt siêu vi là một bệnh xảy ra rải r...