Nhau bong non là gì? Ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? ** Nhau bong non là một cấp cứu trong sản ...

 Nhau bong non là gì? Ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
** Nhau bong non là một cấp cứu trong sản khoa, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thường xảy ra đột ngột, nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng me và bé
** Để dễ hiểu về nhau bong non, các mẹ hãy tưởng tượng như thế này: Bé được mẹ truyền máu có mang chất dinh dưỡng và oxy qua bánh nhau đến nuôi bé. Bánh nhau dính sát vào thành tử cung nối với các mạch máu ở tử cung. Trong trường hợp nhau bong non, bánh nhau tách khỏi thành tử cung trước khi bé ra đời. Các mạch máu dẫn chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ truyền qua bé bị ngắt, bé có thể bị tử vong. Nếu nhau bong nhiều ở thể nặng có thể gây rối loạn đông máu ở mẹ gây suy thận ảnh hưởng tính mạng mẹ
1.. Các mẹ đang mang bé nào có nguy cơ cao bị nhau bong non:
- Mẹ có tiền sử bị nhau bong non trong lần mang thai trước
- Mẹ có bệnh lý cao huyết áp, tiền sản giật
- Mẹ có rối loạn đông máu
- Mẹ bị vỡ ối đột ngột
- Mẹ mang đa thai, hay thai có kèm nhiều nước ối
- Mẹ bị tai nạn, té, chấn thương nhất là vùng bụng
- Mẹ hút thuốc, sử dụng cocain
- Mẹ có tử cung dị dạng, hoặc u xơ tử cung
2..Phát hiện sớm nhau bong non có cải thiện khả năng sống cho mẹ và bé không?
- Mặc dù khả năng sống của mẹ và bé trong trường hợp nhau bong non phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng nếu được phát hiện sớm khả năng cứu mẹ và bé được nâng cao rất nhiều
3. Ba dấu hiệu thường gặp trong nhau bong non là:
3.1. Ra huyết âm đạo: thường máu có màu sẫm loãng, nhưng các mẹ lưu ý có trường hợp không có ra huyết âm đạo
3.2. Đau bụng nhiều, đau lưng: triệu chứng này thường gặp,nhưng có trường hợp không có triệu chứng đau
3.3. Co cứng tử cung:
- Trong những tháng cuối thai kỳ, thỉnh thoảng các mẹ thấy bụng gò cứng nhưng cơn gò rất thưa và ít khi kéo dài trên 30 giây
- Trong nhau bong non, tử cung gò cứng liên tục, khoảng nghỉ giữa 2 cơn gò rất ngắn hoặc không có
4. Làm thế nào các mẹ biết đó là cơn gò cứng tử cung:
- Các mẹ nằm nghỉ trên giường, 2 ngón tay đặt ở vùng rốn, nếu ấn 2 ngón tay vào được mặc dù vùng khác có thể cứng ấn không vào, trong trường hợp này phần cứng có thể là phần lưng của bé chứ không phải do tử cung gò
- Nếu các mẹ thấy tử cung gồ lên, dồn xuống phần xương mu, dùng 2 ngón tay ấn không có vùng nào có thể ấn lõm xuống, đó là cơn gò tử cung
- Nếu 9-10 phút mới có cơn gò cứng, các mẹ nằm nghỉ, có thể dùng thuốc giảm gò theo chỉ định bác sĩ nếu thai còn non tháng
- Nếu 4 phút có một cơn gò cứng đều các mẹ PHẢI vào bệnh viện để được theo dõi
- Nếu cơn gò liên tục các mẹ phải CHẠY GẤP vào bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được điều trị
5. Điều trị nhau bong non phụ thuộc nhiều vào tuổi thai nhi, mức độ nhau bong, tình trạng tim thai, tình trạng cổ tử cung và cần trung tâm y tế có đầy đủ trang thiết bị cho cuộc phẩu thuật
Các mẹ đang mang bé nên đi khám thai để được tư vấn cách quản lý thai và phát hiện sớm các dấu hiệu thai bất thường, để được điều trị kịp thời cho mẹ và bé được an toàn .

Nhau bong non là gì? Ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? ** Nhau bong non là một cấp cứu trong sản ... Nhau bong non - Nhau bong non là một cấp cứu trong sản khoa, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thường xả...