Cộng Đồng Y Khoa | ✅HẠN CHẾ DÙNG THUỐC KHI KHÔNG CẦN THIẾT HẠN CHẾ DÙNG THUỐC KHI KHÔNG CẦN THIẾT 1. Nếu chỉ bị sổ mũi đơn thuần, không ho, không đau đầu. C...

Cộng Đồng Y Khoa | ✅HẠN CHẾ DÙNG THUỐC KHI KHÔNG CẦN THIẾT

 HẠN CHẾ DÙNG THUỐC KHI KHÔNG CẦN THIẾT

1. Nếu chỉ bị sổ mũi đơn thuần, không ho, không đau đầu. Chỉ nên dùng 1 viên kháng histamin như Loratadin, Cetirizin. Và thêm chai xịt vệ sinh mũi, nếu khách hàng cần.

Còn nếu có cắt liều, thì chỉ nên dùng kháng histamin + Multivitamin. Hạn chế dùng dạng viên kết hợp có para, hay kháng viêm..

2. Nếu chỉ bị nghẹt mũi buổi tối. Thì cho nhỏ chai Rhinex, giảm triệu chứng nhanh, dễ ngủ. Thời gian trong ngày nên xịt mũi bằng nước biển sâu, sạch niêm mạc mũi. Không nên dùng Rhinex lâu dài, nhiều tác hại lắm.

Note : Rhinex dùng dưới 3 ngày, không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

3. Nếu bị ho khan. Phải khai thác các triệu chứng liên quan như dùng thuốc huyết áp ( captopril, Enalapril..) , trào ngược dạ dày, hút thuốc lá... Nếu loại trừ hết mà bị ho buổi tối, kiểu ho gió. Thì cho 1 viên Dextromethorphan + Alimemazin, có thể ho do kích ứng với thời tiết.

Còn nếu dính vào 1 trong số các nguyên nhân bên trên, thì cứ xử lý nguyên nhân thôi và kèm điều trị triệu chứng.

4.Nếu bị ngứa mắt, ngứa mắt và chảy nước mắt. Cho nhỏ chai Daiticol là sẽ giảm ngứa. Trường hợp nào viêm mắt có ghèn vàng, đỏ mắt nhiều, thì mới cần khai thác nguyên nhân và dùng thêm thuốc.

Trường hợp viêm kết mạc dị ứng thì cho nhỏ kháng dị ứng là ok rồi.

5. Nếu bị ợ hơi, hay ợ vào buổi tối. Cho dùng 1 gói Gaviscon, hoặc 2 viên Simethicon, thì sẽ giảm triệu chứng. Nếu bị thường xuyên thì xem có kèm thêm các triệu chứng của dạ dày không, rồi tư vấn dùng thuốc, tư vấn sinh hoạt cho hợp lý.

Có những trường hợp như trên, chỉ cần dùng 1 đến 2 loại thuốc là được, không cần phải đao to búa lớn. Quan trọng thuốc dùng vô đáp ứng, hết bệnh. Dùng nhiều ,hoá ra thừa, sinh nhiều tác dụng phụ. Có bệnh cần nhiều thuốc, có bệnh chỉ cần như trên là đủ....

Đọc tham khảo hén. Vui lòng không tự ý dùng thuốc khi không có chuyên môn, Tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ.

Nguồn : Tùng Pharma

BỆNH QUAI BỊ AD Green 1. Đại cương Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch ... VIêM CẦU THẬN CẤP MỐI NGUY CƠ SUY THẬN MÃN NGÀY CÀNG TRẺ HÓA Viêm cầu thận là tình trạng viêm c... HẠN CHẾ DÙNG THUỐC KHI KHÔNG CẦN THIẾT 1. Nếu chỉ bị sổ mũi đơn thuần, không ho, không đau đầu. C... Quy trình truyền máu lâm sàng 1. Mở đầu An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều gi...