TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN Hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản (Ur...

 TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN

Hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản (Ur...

 TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN

Hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản (Ureteropelvic Junction obstruction syndrome UPJ syndrome) là sự cản trở lưu thông dòng nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản, gây ra hậu quả giãn hệ thống đài bể thận và làm giảm hiệu quả co bóp tống nước tiểu của bể thận (Whitaker 1975, Koff 1986, Keff 1990). Các cơ trơn ở bể thận bị phì đại và mức lọc của cầu thận sẽ giảm đi để điều hòa với quá trình tắc nghẽn, cuối cùng sẽ dẫn đến sự phá hủy của nhu mô thận và suy thận.
Hội chứng UPJ thường là bệnh lý bẩm sinh gặp ở tất cả các lứa tuổi, 25 được phát hiện ở giai đoạn 5 năm đầu tiên cuộc đời (William và Kenawi 1976). Hội chứng UPJ được mô tả lần đầu tiên trong y văn thế giới bởi Johnston J. vào năm 1816, đến năm 1841 Rayer mới mô tả đầy đủ đặc tính của bệnh gọi là ứ nước thận tên gọi hydronephrose và được công nhận rộng rãi.
Những năm gần đây tại Việt nam, phương tiện chẩn đoán tốt hơn; đặc biệt với siêu âm, tỷ lệ phát hiện bệnh tăng, kỹ thuật can thiệp cũng ngày càng hoàn thiện hơn nên đã mang lại kết quả điều trị khả quan cho bệnh nhân. Mặc dù vậy bệnh nhân đến viện thường muộn, phần lớn đã có biến chứng nặng như giãn thận, mất chức năng, viêm nhiễm ứ mủ thận, nên tỷ lệ cắt thận còn cao (20-30), thậm chí suy thận trên những bệnh nhân có hội chứng chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở cả hai thận. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là một yêu cầu rất cần thiết để làm giảm các biến chứng và tổn thương do hẹp khúc nối gây ra.

TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN Hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản (Ur...