Cơ chế tác động và phối hợp kháng sinh ( Phần 2) Nguyên tắc phối hợp kháng sinh Trong thực tế để nâ...

 Cơ chế tác động và phối hợp kháng sinh ( Phần 2)
Nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Trong thực tế để nâ...

 Cơ chế tác động và phối hợp kháng sinh ( Phần 2)
Nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Trong thực tế để nâng cao hiệu quả điều trị, một số trường hợp cần thiết chúng ta phải phối hợp kháng sinh.
a) Cơ sở lí thuyết cho phối hợp kháng sinh là nhằm mục đích:
Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng: với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ làm giảm xác suất xuất hiện một đột biến kép.Ngoài ra còn áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng trong tim và viêm tủy xương.
Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, ví dụ do cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí thì phối hợp beta-lactam với metronidazol như trường hợp viêm phúc mạc, áp xe não, áp xe phổi, một số nhiễm khuẩn phụ khoa Như vậy mỗi kháng sinh diệt một loại vi khuẩn, phối hợp kháng sinh sẽ diệt nhiều loại vi khuẩn hơn.
Làm tăng khả năng diệt khuẩn: ví dụ sulfamethoxazol & trimethoprim (trong Co-trimoxazol) tác động vào 2 điểm khác nhau trong quá trình sinh tổng hợp acid folic hoặc cặp phối hợp kinh điển beta-lactam (penicilin hoặc cephalosporin) với aminoglycosid (gentamicin hoặc tobramycin hay amikacin).
b) Kết quả của phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến tác dụng cộng (addition) hoặc hiệp đồng (synergism) hoặc đối kháng (antagonism) hay không thay đổi (indifference) so với khi dùng đơn lẻ.
Tác dụng đối kháng: 2 mà tác dụng không bằng 1 thuốc. Phối hợp các kháng sinh có cùng một đích tác động sẽ có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích, ví dụ phối hợp erythromycin với clindamycin (hoặc lincomycin) và cloramphenicol. Dùng tetracyclin cùng penicilin có thể dẫn đến tác dụng đối kháng, vì penicilin có tác dụng tốt trên những tế bào đang nhân lên, trong khi tetracyclin lại ức chế sự phát triển của những tế bào này.
Tác dụng hiệp đồng (đơn giản hóa có thể nói: 1+1 lớn hơn 2:
Trimethoprim và sulfamethoxazol ức chế 2 chặng khác nhau trên cùng một con đường tổng hợp coenzym acid folic cần thiết cho vi khuẩn phát triển nên 2 thuốc này có tác dụng hiệp đồng và được phối hợp thành một sản phẩm (Co-trimoxazol).
Cặp phối hợp kinh điển: một beta-lactam với một aminoglycosid cho kết quả hiệp đồng do beta-lactam làm mất vách tạo điều kiện cho aminoglycosid dễ dàng xâm nhập vào tế bào và phát huy tác dụng. Ví dụ phối hợp piperacilin với aminoglycosid điều trị nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn mủ xanh; penicilin với gentamicin nhằm diệt liên cầu. Phối hợp penicilin với một chất ức chế beta-lactamase giúp cho penicilin không bị phân hủy và phát huy tác dụng; ví dụ phối hợp amoxicilin với acid clavulanic hoặc ampicilin với sulbactam hay ticarcilin với acid clavulanic. Acid clavulanic hoặc sulbactam đơn độc không có tác dụng của một kháng sinh, nhưng có ái lực mạnh với beta-lactamase do plasmid của tụ cầu và nhiều trực khuẩn đường ruột sinh ra.
Phối hợp 2 kháng sinh cùng ức chế sinh tổng hợp vách vi khuẩn, nếu mỗi kháng sinh tác động vào một protein gắn penicilin (PBP) enzym trong quá trình tổng hợp vách thì sẽ có tác dụng hiệp đồng; ví dụ phối hợp ampicilin (gắn PBP1) với mecilinam (gắn PBP2) hay ampicilin với ticarcilin. Xem thêm: Sử dụng sớm azithromycin cho trẻ nhỏ ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
c) Chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh
Phối hợp kháng sinh là cần thiết cho một số ít trường hợp như điều trị lao, phong, viêm màng trong tim, Brucellosis.
Phối hợp kháng sinh cho những trường hợp bệnh nặng mà không có chẩn đoán Vi sinh hoặc không chờ được kết quả xét nghiệm; người suy giảm sức đề kháng; nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
Khi phối hợp, cần dùng đủ liều và nên lựa chọn những kháng sinh có tính chất dược động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng. Tác dụng kháng khuẩn in vivo (trong cơ thể) thay đổi tùy theo số lượng và tuổi (non đang sinh sản mạnh hay già) của vi khuẩn gây bệnh cũng như các thông số dược động học của các kháng sinh được dùng phối hợp.

NGƯÒI ĐÀN ÔNG 7 THÁNG MẤT ĂN MẤT NGỦ VÌ HO KHẠC RA ĐỜM MÁU Hôm nay, bệnh nhân Trần Đình Linh (1978,... VẮC XIN PHẾ CẦU: Phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn - Giảm mức độ nặng, tránh biến chứng... BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG GẮP THÀNH CÔNG CON TÔM TRONG ĐƯỜNG THỞ Bệnh viện Đa khoa quốc ... VẮC XIN PHẾ CẦU: Phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn - Giảm mức độ nặng, tránh biến chứng... Ngày 5/4/2022, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một nữ bệnh nhân có tiền căn ho ra máu dai dẳng gần 2 nă... Cơ chế tác động và phối hợp kháng sinh ( Phần 2) Nguyên tắc phối hợp kháng sinh Trong thực tế để nâ...