VIêM QUANH KHỚP VAI Khái niệm: Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý của c...

  VIêM QUANH KHỚP VAI

 Khái niệm: Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý của c...

  VIêM QUANH KHỚP VAI

Khái niệm: Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý của các cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp. Không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp.

Phân thể lâm sàng: Theo Welfling (1981) có 4 thể lâm sàng:

Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân:

Xuất hiện sau vận động quá mức hoặc vi chấn thương liên tiếp ở khớp vai.

Tăng khi thực hiện động tác co tay đối kháng.

Ít hạn chế vận động khớp

Thường có điểm đau chói.

Đau vai cấp do lắng đọng tinh thể: Đau dữ dội, có thể lan lên cổ, xuống cánh tay.

Hạn chế vận động khớp vai, tư thế cánh tay ép sát vào thân.

Không thực hiện các động tác vận động khớp vai, đặc biệt là động tác giang tay.

Có thể sưng nóng vùng vai.

Giả liệt khớp vai do đứt gân của bó dài gân cơ nhị đầu hoặc gân mũ cơ quay:

Đau dữ dội xuất hiện sau tiếng kêu răng rắc khi thực hiện một động tác cử động vai đột ngột.

Hạn chế vận động rõ.

Thầy thuốc khám thấy mất động tác nâng vai chủ động (tự người bệnh thực hiện), trong khi động tác nâng vai thụ động hoàn toàn bình thường (do người khám thực hiện).

Có thể xuất hiện mảng tím bầm vùng chấn thương.

Đông cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp, bao khớp dày:

Triệu chứng đau ít, nổi bật là triệu chứng hạn chế vận động khớp vai.

Hạn chế động tác, đặc biệt là động tác giang tay và xoay ngoài vùng vai.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:

Đau vùng vai do các nguyên nhân khác như: đau thắt ngực, tổn thương đỉnh phổi, đau rễ cột sống cổ (trong hội chứng cổ - vai cánh tay).

Bệnh lý xương: hoại tử vô mạch đầu trên xương cánh tay.

Bệnh lý khớp: viêm khớp do lao, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mủ,

Cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán: X quang khớp vai (cản quang khi cần) và siêu âm khớp là 2 cận lâm sàng quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán viêm quanh khớp vai.

Điều trị:

Dùng thuốc theo y học hiện đại:

Thuốc giảm đau: acetaminophen; NSAIDs,

Tiêm corticoid tại chỗ được áp dụng cho viêm quanh khớp vai đơn thuần. Tránh tiêm corticoid trên người bệnh đứt gân bán phần do thoái hóa. Người bệnh cần đến bệnh viện để được khám và thực hiện thủ thuật này.

Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin, Chondroitin...

Vật lý trị liệu:

Tập tầm vận động khớp để tránh tình trạng đông cứng khớp vai là một trong những liệu pháp quan trọng trong điều trị. Tùy theo tình trạng và thể bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bài tập phù hợp, kết hợp với liệu pháp xoa bóp giúp làm mềm, thư giãn các khối cơ ở vùng vai.

Siêu âm trị liệu: với tác dụng nhiệt và tác dụng cơ học, sóng siêm âm giúp thư giãn các lớp cơ sâu, tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm đau.

Y học cổ truyền:

Châm cứu: lựa chọn huyệt dựa theo học thuyết kinh lạc, sử dụng các huyệt tại vùng đau (a thị huyệt) hoặc các kỳ huyệt như Kiên trụ cốt, Kiên nội lăng, Ngân khẩu, có tác dụng điều khí, hóa ứ, thư giãn cân cốt theo lý luận Đông y, điều trị tình trạng ứ tắc và kém nuôi dưỡng tại cân và cơ nhục.

Điện châm: kết hợp châm cứu và sử dụng dòng điện xung với tần số trên 60 Hz giúp tác động vào các khối cơ quanh khớp vai, thúc đẩy quá trình tự tạo nên các chất kháng viêm giảm đau tại chỗ của cơ thể.

Cấy chỉ: phương pháp sử dụng chỉ cagut cấy vào vị trí huyệt quanh vùng vai có tác dụng kích thích sự tự phục hồi của cơ thể dựa trên lý luận cả Đông y lẫn Tây y.

Nhĩ châm: Theo đồ hình nhĩ châm của Nogier, vùng vai cánh tay nằm ở 1/3 dưới của thuyền tai. Sử dụng kim nhĩ châm hoặc cài nhĩ hoàn có tác dụng giảm đau, giảm viêm tương ứng với vùng trên cơ thể.

Thuốc thang: Theo y học cổ truyền, viêm quanh khớp vai có triệu chứng tương ứng với chứng kiên thống, ở các thể phong hàn thấp/ phong thấp nhiệt phạm kinh cân vùng vai, hoặc ở thể khí huyết ứ trệ vùng vai, hoặc đàm thấp trở trệ kinh lạc. Người thầy thuốc đông y dựa trên tính vị dược liệu, lợi dụng sức thuốc theo thể bệnh mà điều trị.

Thể phong hàn thấp/ phong thấp nhiệt: sử dụng các vị thuốc như khương hoạt, phòng phong, thương truật,

Thể khí huyết ứ trệ: sử dụng các vị thuốc như hồng hoa, kê huyết đằng, một dược,

KHI CÓ TRIỆU CHỨNG ĐAU VAI, GIỚI HẠN VẬN ĐỘNG VÙNG VAI, NGƯỜI BỆNH NêN ĐẾN KHÁM ĐỂ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP, ĐEM LẠI HIỆU QUẢ TỐT NHẤT VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG.

***
Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng đăng ký tại Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại Học Y Dược
221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Thời gian phát số khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: 06h00 - 16h30, thứ Bảy: 06h00 - 11h30.
Phòng khám ngoài giờ làm việc với khung giờ sau:
Từ thứ 2 đến thứ 6: 16g30 - 19g30
Thứ 7: 13g00 - 19g30
Chủ nhật: 7g00 - 11g30
Xem lịch khám của bác sĩ tại Website: https://bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/vi/lich-kham/
- Điện thoại: (028) 38420070 / 38444771

VIêM QUANH KHỚP VAI Khái niệm: Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý của c... LIVE STREAM: PHẪU THUẬT THẨM MỸ NGỰC ĐẸP VÀ AN TOÀN VỚI GS.TS TRẦN THIẾT SƠN Nắm bắt được băn khoă... HỘI CỨNG CĂNG ĐAU VAI GÁY - NGUY CƠ MẮC BỆNH XƯƠNG KHỚP KHÔNG NêN XEM THƯỜNG Họi chưng cang đau va... VINMEC ĐÀ NẴNG: SỰ LỰA CHỌN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT Với mong muốn giúp công t...