Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh Phẫu thuật nội soi khâu treo tử cung cho bệnh nhân sa sinh dục tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Nin...

Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh - Bài viết

 Phẫu thuật nội soi khâu treo tử cung cho bệnh nhân sa sinh dục tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh
Ngày 25/10/2015, Khoa Phụ - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân nữ, 39 tuổi thường trú tại Xã Nghĩa Trung, H. Việt Yên,Bắc Giang. Qua thăm khám và hội chẩn, các Bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi đã chẩn đoán bệnh nhân bị Sa sinh dục độ III. Chỉ định điều trị phẫu thuật nội soi khâu treo tử cung và làm lại thành âm đạo, tránh những biến chứng sau này.
Bác sĩ Bùi Minh Cường- Trưởng khoa Phụ, cho biết, trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, bác sĩ thường áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật khâu bịt âm đạo. Với phương pháp này, phụ nữ sẽ đứng trước nguy cơ không thể quan hệ tình dục hoặc sinh nở. Điều đó đã gây rất nhiều trở ngại đến đời sống tình dục của người phụ nữ.
Kỹ thuật này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ, đó là sẽ giữ tử cung cho người bệnh, vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai, sinh nở vẫn được đảm bảo. Đây là phương pháp hiện đại, không chỉ giúp người phụ nữ khỏi bệnh mà còn duy trì được cuộc sống tình dục.
Nguyên nhân của sa sinh dục là do người phụ nữ chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật hoặc bị rách tầng sinh môn không khâu. Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu cũng dễ gây sa sinh dục. Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như mang vác, gánh gồng nặng, táo bón lâu ngày, ho kéo dài, những người bán hàng rong thường xuyên ngồi bệt trên lề đường và các rối loạn dinh dưỡng ở người già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung suy yếu... cũng dễ dẫn tới mắc chứng sa sinh dục. Khi hệ thống nâng đỡ của đáy chậu bị suy yếu dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn.
Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau, khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn, dẫn đến chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ xát. Sa sinh dục ở phụ nữ trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non...

HƯỚNG DẪN TẮM TRẺ SƠ SINH Bước 1: Tư thế & lưu ý -Dùng gòn viên nhúng nước sạch lau riêng cho mỗi m... Phẫu thuật nội soi khâu treo tử cung cho bệnh nhân sa sinh dục tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Nin... Trải qua bao khó khăn, thử thách,trên cơ sở nhà ăn bệnh viện đã xuống cấp, Trung tâm Dịch vụ tổng ...