Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 UỐN VÁN RỐN Ở TRẺ EM ***************** Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do trực khuẩ...

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Bài viết
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108  UỐN VÁN RỐN Ở TRẺ EM
*****************
 Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do trực khuẩ...

 UỐN VÁN RỐN Ở TRẺ EM
*****************
Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, Gram dương còn gọi là trực khuẩn Nicolaire gây ra.

Về mặt dịch tễ học, bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Giảm tỷ lệ mắc bệnh là do có chương trình tiêm phòng uốn ván cho các bà mẹ mang thai, quản lý thai nghén tốt và cải thiện điều kiện vô trùng tại các cơ sở y tế.

Nha bào uốn ván vào cơ thể qua vết xước, vết thương (ở trẻ sơ sinh là rốn). Trong điều kiện thuận lợi nha bào trở thành trực khuẩn và tiết ra độc tố. Độc tố từ vết thương vào máu theo trục tế bào thần kinh vận động và đường bạch huyết tới tổ chức thần kinh trung ương gây co cứng và co giật. Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động là vết thương có nhiều tạp khuẩn gây mủ, nhiều ngóc ngách.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: cắt rốn, băng rốn không sạch; thường là các trường hợp đẻ tại nhà, do người không có chuyên môn đỡ, cắt rốn bằng dao, kéo trần qua nước sôi.

Vào thời kỳ ủ bệnh (kéo dài khoảng 7 ngày), trẻ thường không có biểu hiện gì, vẫn ăn ngủ bình thường. Thời kỳ khởi phát chỉ vài giờ tới một ngày, trẻ bỏ bú, miệng chúm chím quấy khóc nhưng tiếng khóc nhỏ, có triệu chứng cứng hàm(trimus). Đến giai đoạn toàn phát có hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng cơ. Các cơn co giật thường do tự nhiên hoặc khi có kích thích, tiếng động, ánh sáng, nhiệt độ thay đổi thậm chí là thăm khám trẻ. Các cơn này có thể ngắn hoặc kéo dài liên tục thì bệnh nhân bị ngừng thở do co thắt các cơ hô hấp.Trẻ có thể tử vong do ngừng thở làm tim đập chậm hoặc ngừng tim. Các cơn co cứng thường xảy ra sau cơn co giật đầu tiên và kéo dài trong suốt thời gian bị bệnh, giảm dần khi bệnh lui và chỉ hết hẳn khi khởi bệnh vài tuần. Trẻ thường có sốt 38-39 độ C, làm trẻ co giật nhiều hơn. Rốn thường rụng sớm hơn bình thường và có viêm nhiễm.

Phòng bệnh là một khâu quan trọng, được quan tâm hàng đầu. Đối với các phụ nữ mang thai cần đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh, cần nghỉ ngơi trước đẻ, khám thai định kỳ để tránh đẻ rơi, đẻ tại nhà. Ngoài ra các cơ sở y tế cần nhấn mạnh yếu tố vô trùng tuyệt đối trong sản khoa: sản phụ sạch, bàn tay người đỡ đẻ sạch, phòng đẻ và dụng cụ đỡ đẻ sạch, cắt rốn và làm rốn sạch.
**************************
Thực hiện: Bác sĩ CKI Bùi Thu Phương
Khoa Nhi- Bệnh viện TWQĐ 108

UỐN VÁN RỐN Ở TRẺ EM ***************** Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do trực khuẩ... VNVC CÀ MAU THÔNG BÁO: DỜI ĐIẠ CHỈ ĐẶT TRƯỚC VẮC XIN VỀ SỐ 138 NGÔ QUYỀN. Từ ngày 1/6/2021, điểm... Tặng các bạn quyển sách về bệnh uốn ván xuất bản từ 5 năm trước. Sach Benh uon van 2008.pdf DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LẠNG SƠN ------------ #Trung_tâm_... UỐN VÁN Ở TRẺ EM Ngày 8/12/2020 BV Nhi Đồng 2 vừa tiếp nhận trường hợp bé trai Bùi .T.S 18 tháng t... KHÔNG TIêM PHÒNG UỐN VÁN VÀI TRĂM NGÀN, BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỀN TRĂM TRIỆU MÀ CHƯA CHẮC GIỮ ĐƯỢC TÍ... KHÔNG TIêM PHÒNG UỐN VÁN VÀI TRĂM NGÀN, BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỀN TRĂM TRIỆU MÀ CHƯA CHẮC GIỮ ĐƯỢC TÍ... KHÔNG TIêM PHÒNG UỐN VÁN VÀI TRĂM NGÀN, BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỀN TRĂM TRIỆU MÀ CHƯA CHẮC GIỮ ĐƯỢC TÍ... Kinh nghiệm điều trị uốn ván ở Philippines Nhân dịp đến học tập tại bệnh viện San Lazaro ở Manila,... KHÔNG TIêM PHÒNG UỐN VÁN VÀI TRĂM NGÀN, BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỀN TRĂM TRIỆU MÀ CHƯA CHẮC GIỮ ĐƯỢC TÍ...