Bệnh viện Đại học Y Dược VIêM LOÉT ĐẠI TRÀNG *** Thạc sĩ Bác sĩ Cao Ngọc Tuấn, Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y...

Bệnh viện Đại học Y Dược - Bài viết

 VIêM LOÉT ĐẠI TRÀNG
***
Thạc sĩ Bác sĩ Cao Ngọc Tuấn, Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết:

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm ruột mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm loét liên tục niêm mạc đại tràng, bệnh bắt đầu từ trực tràng và có thể kéo dài toàn bộ đại tràng, dễ tái phát.

Nguyên nhân gây ra viêm loét đại tràng
+ Nguyên nhân chưa được xác định rõ.
+ Một nguyên nhân có thể liên quan là rối loạn chức năng của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chống lại yếu tố bên ngoài tiếp xúc với đường tiêu hóa như virus, vi khuẩn hoặc thực phẩm. Một phản ứng miễn dịch quá mức sẽ khiến hệ miễn dịch tấn công luôn cả những tế bào của hệ tiêu hóa.
+ Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong viêm loét đại tràng, bởi vì bệnh thường gặp hơn ở những người có thành viên trong gia đình đã phát hiện bệnh. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không có tiền căn gia đình.

Triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng
+ Đau bụng dọc khung đại tràng và thường đau bên phần bụng phía bên trái kèm theo tiêu phân lỏng và có máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm. Các triệu chứng thường tái đi tái lại và kéo dài trên nhiều tháng.
+ Dấu hiệu khác như: mệt mỏi, sụt cân, chán ăn và sốt.
+ Một số trường hợp sẽ biểu hiện kết hợp với triệu chứng của cơ quan bên ngoài đường tiêu hóa như: đau khớp, thường là ở gối, mắt cá chân và cổ tay hoặc biểu hiện kết hợp bệnh lý ở mắt như viêm màng bồ đào..

Xét nghiệm: Người bệnh cần được thực hiện chỉ số xét nghiệm trong máu, xét nghiệm phân, chụp CT scan bụng và thực hiện nội soi đại tràng để đánh giá mức độ bệnh cũng như loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện triệu chứng tương tự như lao ruột, bệnh lý ung thư đường tiêu hóa, hoặc tình trạng viêm ruột do nhiễm khuẩn

Biến chứng của bệnh
+ Thủng đại tràng
+ Phình đại tràng nhiễm độc
+ Ung thư đại tràng
+ Chít hẹp hiếm gặp

Nguyên tắc điều trị : bệnh cần điều trị thời gian lâu dài vì dễ tái phát.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho người bệnh
+ Sử dụng thuốc như chỉ định của bác sĩ.
+ Bổ sung vitamin, chất khoáng vi lượng hoặc viên sắt.
+ Cố gắng duy trì các hoạt động thể chất bình thường.

Điều trị dùng thuốc
+ Mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, kiểm soát viêm và ngăn ngừa biến chứng.
+ Điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh mà chọn lựa thuốc.
+ Giai đoạn tấn công: khoảng 4 tuần 8 tuần sau đó giảm liều thuốc chuyển sang điều trị duy trì lâu dài.
+ Các thuốc sử dụng như:
* Thuốc kháng viêm: 5-aminosalicylates (5-ASA), corticoid
* Thuốc điều hòa miễn dịch: thiopurine
* Thuốc sinh học: Infliximab (Remicade), adalumimab (humira)

Đôi khi phải phẫu thuật.

Mời quý vị cùng theo dõi tư vấn của Thạc sĩ Bác sĩ Cao Ngọc Tuấn, Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

VIêM LOÉT ĐẠI TRÀNG *** Thạc sĩ Bác sĩ Cao Ngọc Tuấn, Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y... TIN Y HỌC: CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐẠI TRÀNG --------------- Đại tràng hay còn là ruột ...