Vô kinh là gì ?
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở người phụ nữ liên tục hoặc vĩnh viễn do những rối loạn chức năng của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và âm đạo.
Vô kinh thường được phân làm 2 loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
- Vô kinh nguyên phát là người phụ nữ đến khi 15 tuổi vẫn không có kinh nguyệt.
- Vô kinh thứ phát được định nghĩa là hiện tượng không có kinh nguyệt từ 3 chu kỳ hoặc từ 6 tháng trở lên trên nữ giới đã có kinh nguyệt trước đó.
Vô kinh kéo dài được xem là dấu hiệu nguy hiểm cho một rối loạn nào đó trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến vô kinh nguyên phát:
- Tổn thương buồng trứng ở người phụ nữ.
- Bất thường trong vấn đề tiết hormone khu vực dưới đồi, tuyến yên.
- Bất thường của cơ quan sinh dục như không có tử cung, không có buồng trứng. Có trường hợp tuy có buồng trứng nhưng người phụ nữ lại không có âm đạo hoặc màng trinh bịt kín âm đạo.
- Một số trường hợp vô kinh nguyên phát vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân gây nên.
Nguyên nhân dẫn đến vô kinh thứ phát:
- Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ.
- Cơ thể bị thiếu dinh dưỡng hay giảm cân quá mức: cơ thể nhẹ cân sẽ làm gián đoạn những chức năng nội tiết tố trong cơ thể, làm dừng lại quá trình rụng trứng.
- Đời sống có nhiều buồn phiền và trầm cảm: căng thẳng, stress làm tạm thời thay đổi chức năng vùng dưới đồi là nơi kiểm soát các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt làm kinh nguyệt và rụng trứng bị dừng lại.
- Sử dụng các loại thuốc sau cũng gây vô kinh: thuốc tránh thai, thuốc chống an thần, thuốc hóa trị trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh huyết áp, thuốc chống dị ứng.
- Vận động quá sức cơ thể cho phép: người phụ nữ luyện tập quá mức, quá nghiêm ngặt sẽ gây nên vô kinh.
- Đau ốm kéo dài liên tục.
- Tăng cân đột ngột hoặc béo phì cũng dẫn đến vô kinh.
- Các vấn đề về các tuyến tiết hormone như tuyến giáp, tuyến yên
- U buồng trứng
- Nguyên nhân trước đây có phẫu thuật tử cung để lại sẹo
Những triệu chứng xuất hiện khiến chúng ta nghĩ đến hiện tượng vô kinh là:
- Mất kinh bất thường 3 tháng liên tục hoặc chưa có kinh khi đã 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi
- Gặp vấn đề trong việc giữ cân bằng, phối hợp và thị lực
- Sự tăng lên bất thường số lượng lông trên cơ thể
- Tiết dịch màu đục như sữa từ núm vú mặc dù chưa có con
- Rụng tóc, da khô
- Đau đầu, mệt mỏi
- Đau vùng xương chậu
- Tăng cân bất thường
- Táo bón
- Nổi mụn trứng cá
- Nhịp tim chậm
Hiện tượng mất kinh thứ phát thường phổ biến ở phụ nữ dưới 25 tuổi và những bé gái trong độ tuổi dậy thì.
Bệnh cũng phổ biến đối với các phụ nữ có nghề nghiệp phải hoạt động mạnh và quá sức như vận động viên, diễn viên múa...
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị vô kinh ở phụ nữ là:
- Trong gia đình có thành viên nữ bị mất kinh
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chán ăn hoặc ăn quá nhiều
- Luyện tập thể thao quá mạnh
-
Đề ngăn ngừa vô kinh, đặc biệt là vô kinh thứ phát, người phụ nữ cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học
-
Người phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng đều đặn, giữ cân nặng của mình ở mức hợp lý, chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng
-
Ngoài ra, phụ nữ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra phụ khoa định kỳ để phát hiện vô kinh kịp thời
Chẩn đoán vô kinh thứ phát:
-
Đầu tiên cần loại trừ mang thai bằng
xét nghiệm hCG nước tiểu
hoặc beta hCG huyết thanh -
Khai thác bệnh nhân để tìm nguyên nhân vô kinh: bệnh nhân có đang bị stress, thay đổi cân nặng, mất cân bằng trong chế độ ăn uống, luyện tập thể thao quá mức hay không ? Bệnh nhân có đang sử dụng thuốc gây vô kinh hay không ( thuốc tránh thai, thuốc an thần...). Bệnh nhân có tiền sử nạo phá thai, viêm niêm mạc tử cung không?
Trên lâm sàng, bệnh nhân mắc chứng vô kinh thứ phát có các đặc điểm như:
Chỉ số BMI
< 18.5 kg/m² kèm theo các thay đổi bất thường trong chế độ ăn uống, các bệnh lý toàn thân gây sút cân nhanh chóng thì nghĩ đến vô kinh do nguyên nhân vùng dưới đồi gây nên. - Chỉ số BMI > 30 kg/m² nghĩ đến vô kinh do buồng trứng đa nang.
- Tình trạng lông rậm, mụn trứng cá ở bệnh nhân.
- Bệnh nhân có những dấu hiệu chèn ép thần kinh do u vùng hố yên như đau đầu, nhìn mờ, chán ăn, tiểu tiện nhiều hơn bình thường.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu suy buồng trứng như bốc hỏa, khô âm đạo.
- Triệu chứng vú có tiết sữa bất thường mặc dù chưa sinh con.
Về cận lâm sàng, cần làm các xét nghiệm sau để củng cố chẩn đoán vô kinh thứ phát:
- Nồng độ prolactin máu: nếu nồng độ này cao có thể do nguyên nhân suy giáp. Cần chụp thêm MRI hố yên để tìm các u tuyến yên, u vùng hố yên.
- Nồng độ FSH: nếu cao có thể do nguyên nhân suy buồng trứng sớm, cần làm nhiễm sắc đồ để tìm hội chứng Turner. Nếu nồng độ FSH trong giới hạn bình thường hoặc thấp kèm theo estrogen thấp sẽ nghĩ nhiều đến nguyên nhân suy vùng dưới đồi thứ phát.
- Nồng độ TSH máu.
- Định lượng testosterone máu và DHED-S nếu nghi ngờ có cường androgen trên bệnh nhân.
- Nồng độ androgen máu cao cùng với các biểu hiện lâm sàng giúp chẩn đoán buồng trứng đa nang ở bệnh nhân hoặc khối u tiết androgen từ buồng trứng và tuyến thượng thận.
Chẩn đoán vô kinh nguyên phát:
Khai thác thông tin từ bệnh nhân: bệnh nhân đã dậy thì hoàn toàn chưa ? Gia đình bệnh nhân có thành viên nào dậy thì muộn hay không ? Thời kỳ sơ sinh và lúc nhỏ của bệnh nhân, xem xét cường tuyến thượng thận bẩm sinh. Có sự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hay có sử dụng thuốc gây vô kinh.
Trên lâm sàng bệnh nhân có:
- Những bất thường trong phát triển vú.
- Bộ phận sinh dục của bệnh nhân có những vấn đề về kích thước âm vật, sự phát triển lông mu, màng trinh có lỗ thủng không, có cổ tử cung, buồng trứng không ?
- Mụn trứng cá
- Các biểu hiện của hội chứng Turner.
Cận lâm sàng cần làm những xét nghiệm sau:
- Siêu âm để phát hiện tắc nghẽn đường đi của kinh nguyệt.
- Định lượng testosterone và làm karyotype để phân biệt loạn sản ống Muller và bất thường nhiễm sắc thể nếu bệnh nhân không có tử cung.
- Đối với bệnh nhân có tử cung, tìm những dấu hiệu loạn sản ống Muller và màng trinh kín, có hay không vách ngăn âm đạo. Làm xét nghiệm hCG, FSH, các hormone để loại trừ thai nghén và tìm nguyên nhân gây vô kinh thứ phát như trên.
Lựa chọn phương pháp điều trị vô kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh:
- Ăn kiêng và tập thể dục giảm cân được thực hiện đối với vô kinh do béo phì.
- Ăn chế độ dinh dưỡng để tăng cân đối với vô kinh do giảm cân quá mức.
- Giảm muộn phiền, căng thẳng.
- Có chế độ luyện tập hợp lý, không quá mức.
- Điều trị hormon thay thế theo chỉ định của bác sĩ đối với những bệnh nhân vô kinh do suy buồng trứng sớm.
- Đối với vô kinh do buồng trứng đa nang, việc điều trị phụ thuộc nhu cầu bệnh nhân và ngăn ngừa các biến chứng về sau như quá sản nội mạc tử cung, béo phì, rối loạn chuyển hóa. Các chỉ định điều trị đối với vô kinh do buồng trứng đa nang là giảm cân bằng cách ăn kiêng và tập thể dục, sử dụng các loại thuốc như metformin trị tiểu đường.
- Phẫu thuật đối với bệnh nhân có nhiễm sắc thể Y hoặc có những tổn thương sinh dục nhằm phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh thoát ra. Các phẫu thuật có thể tiến hành như: phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong tử cung, phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính tuyến yên.
- Ngoài ra, phụ nữ cùng cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa để kịp thời phát hiện.
>>| Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. theo vinmec