Để có thể tìm hiểu viêm VA là gì, đầu tiên cần tìm hiểu cấu tạo vùng mũi họng và phân biệt rõ VA và amidan. VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, cùng với amidan để thực hiện chức năng bắt giữ các vi sinh vật có hại đi qua mũi hoặc miệng. VA cũng sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn. Amidan có thể dễ dàng được quan sát bằng việc mở miệng, còn VA thì không. VA sẽ ngừng phát triển ở giai đoạn 5-6 tuổi, khi đó tổ chức này trở nên bớt quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể vì cơ thể đã sản sinh ra một số cơ chế khác. Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thành khối to sẽ cản trở việc lưu thông không khí và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp. Mặc dù có vai trò loại bỏ các vi sinh vật có hại ra khỏi cơ thể, VA cũng có thể bị vi khuẩn tấn công và bị viêm. Viêm VA ở trẻ nhỏ là thường gặp nhất, tuy nhiên cũng có trường hợp người lớn mắc viêm VA. Sau nhiều lần bị viêm cấp tính, VA sẽ bị quá phát và xơ hóa. Tình trạng này được gọi là viêm VA mạn tính với các dấu hiệu chủ yếu là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính. Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm. VA có vai trò tạo kháng thể cho cơ thể khi bị viêm nhiễm, tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập và cư trú, sinh sôi nảy nở tại đây. Lúc này VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn. Thường xảy ra ở trẻ em từ 6-7 tháng tuổi cho đến 4 tuổi. Bệnh thường có những triệu chứng như sau: Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng, trong đó có biến chứng gần và biến chứng xa Biến chứng gần: Biến chứng xa: Bệnh lý viêm VA thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo. Tại đây, do lớp học đông, nếu không có sự chủ động ngăn ngừa, các trẻ bị viêm VA có thể lây cho nhau rất dễ dàng. Có một vài biện pháp có thể áp dụng để ngăn ngừa viêm VA. Nguyên tắc của việc phòng ngừa là nâng cao sức đề kháng như ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc… Sử dụng các biện pháp vệ sinh tốt cũng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Hiện nay, phương pháp tốt nhất để chẩn đoán viêm VA là khám VA bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi. Dựa vào phương pháp này, bác sĩ có thể đánh giá được kích thước VA và phân độ viêm VA quá phát. Viêm VA quá phát được chia thành 4 mức độ như sau: Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc phết dịch cổ họng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Viêm VA thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Thuốc được sử dụng là thuốc chống dị ứng và kháng sinh. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn thường xuyên, bao gồm viêm tai và viêm xoang, hoặc kháng sinh không có tác dụng, hoặc trẻ đang bị khó thở, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật cắt bỏ VA. Bác sĩ cũng có thể tư vấn phẫu thuật cắt amidan đồng thời với cắt VA. Tổng quan bệnh Viêm VA
Nguyên nhân bệnh Viêm VA
Triệu chứng bệnh Viêm VA
Triệu chứng viêm VA cấp tính
Viêm VA mạn tính có những dấu hiệu sau:
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm VA
Phòng ngừa bệnh Viêm VA
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm VA
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm VA