Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng hang vị ở phần niêm mạc dạ dày bị viêm, cũng tương tự như viêm ở những vị trí khác trong dạ dày (tùy vào vị trí viêm hoặc loét sẽ có những tên gọi khác nhau). Viêm niêm mạc hang vị dạ dày là bệnh có thể gặp trong mọi độ tuổi, song đối tượng dễ mắc nhất lại là người trong độ tuổi trung niên và đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây trẻ em cũng có dấu hiệu mắc các bệnh về dạ dày nhiều hơn, thậm chí tình trạng loét dạ dày cũng có thể xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi. Khi viêm niêm mạc hang vị dạ dày không được điều trị hoặc điều trị không đúng, không kịp thời sẽ dẫn đến loét niêm mạc hang vị dạ dày, lúc này bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, thậm chí gây một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: Xuất huyết dạ dày Thủng dạ dày gây ra viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn Hẹp môn vị Ung thư dạ dày Viêm loét niêm mạc hang vị dạ dày có nguyên nhân chính là do một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori (viết tắt là vi khuẩn HP). Vi khuẩn Helicobacter pylori tiết ra một men urease làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm, loét. Ngoài vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét niêm mạc hang vị dạ dày còn có các nguyên nhân khác như: Thuốc: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc kháng viêm steroid, thuốc bổ sung kali, sắt và các loại thuốc hóa trị cho bệnh ung thư Nuốt phải chất độc như các chất ăn mòn (dung dịch kiềm và axit), rượu các loại và các dị vật như ghim hoặc kẹp giấy Bệnh lý: Nhiễm lao, giang mai, vi khuẩn khác Nhiễm nấm, ký sinh trùng Sau xạ trị đối với bệnh ung thư, các bệnh lý tự miễn, thiếu máu ác tính và nôn mạn tính Sau thủ thuật y khoa như nội soi Căng thẳng Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý: mất cân bằng dinh dưỡng, ăn thực phẩm kém chất lượng, thức ăn chế biến sẵn, uống nhiều rượu mạnh, hút thuốc lá Hầu hết các loại viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể bao gồm: Khó tiêu: là triệu chứng phổ biến nhất. Khi tình trạng viêm phát triển trong niêm mạc hang vị dạ dày, quá trình tiêu hóa và cũng là quá trình thực phẩm đi vào ruột sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến cảm giác nóng, bỏng rát với chứng khó tiêu xảy ra ở vùng bụng trên. Buồn nôn: thường đi kèm với chứng khó tiêu. Khi bất kỳ tình trạng viêm nào xảy ra trong niêm mạc dạ dày, phản ứng của cơ thể là gây buồn nôn mặc dù trong dạ dày có thể không có thức ăn. Cảm giác buồn nôn dao động từ nhẹ đến nặng và có thể gây nôn ói ở một số bệnh nhân, thậm chí nôn ra máu. Đau bụng vùng thượng vị Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, có khi vài giờ đến vài ngày vẫn chưa dứt hoặc lâu hơn. Lúc niêm mạc hang vị dạ dày mới bị viêm, người bệnh cảm thấy đau bụng nhiều khi ăn vào. Đau cả ngày lẫn đêm nhưng ban đêm đau nhiều hơn do dịch vị tiết ra nhiều kích thích niêm mạc đã bị tổn thương. Khi niêm mạc hang vị dạ dày đã bị loét, người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn khi đói và khi bệnh đã nặng, người bệnh cảm thấy đau thường xuyên dù no hay đói. Ăn mất ngon Đầy hơi, chướng bụng Do tình trạng viêm xảy ra trong phần dưới của dạ dày nên quá trình thức ăn đi vào ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn đến một phần thức ăn không được tiêu hóa hết. Lượng thức ăn chưa được tiêu hóa này có thể lên men và thải khí gây đầy hơi cũng như chướng bụng. Tình trạng viêm cũng có thể làm dư thừa lượng khí trong dạ dày, gây nên tình trạng ợ hơi. Thay đổi tính chất phân: phân lúc lỏng, lúc đặc, đôi khi phân rắn thành cục như phân dê hoặc phân có màu tối như màu hắc ín (không phổ biến) Thể trạng gầy, xanh xao, mệt mỏi, mất ngủ Viêm niêm mạc hang vị dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể bị lây nhiễm từ đường tiêu hóa Tuy viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng bệnh phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh có thể bao gồm: Uống nhiều rượu Hút thuốc lá Trên 60 tuổi Chia nhỏ các bữa ăn, ăn uống thường xuyên Tránh các thực phẩm gây kích ứng, đặc biệt là những loại thực phẩm cay, chua, chiên hoặc béo Hạn chế uống rượu bia, cà phê, trà đặc Sau khi ăn không nên làm việc ngay hoặc không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà cần ngồi thoải mái để thức ăn được nhào trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non. Xem xét việc thay đổi thuốc giảm đau, tránh các thuốc có thể gây ra viêm niêm mạc hang vị dạ dày Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga hoặc thiền Hỏi bệnh sử Khám lâm sàng Xét nghiệm: Chụp X-quang có thuốc cản quang: cần nhịn ăn trước khi chụp và tốt nhất là rửa dạ dày để chụp. Nội soi dạ dày - tá tràng: được áp dụng khá rộng rãi vì là một kỹ thuật khá chính xác, nhanh, thuận lợi, nếu được gây mê để nội soi tránh khó chịu cho người bệnh là tốt nhất. Kỹ thuật nội soi còn có giá trị khi sinh thiết niêm mạc tổn thương để xét nghiệm tế bào và xét nghiệm hình thể vi khuẩn Helicobacter pylori với 2 kỹ thuật nhuộm gram xác định hình thể vi khuẩn Helicobacter pylori và thử test urease. Để việc điều trị viêm niêm mạc hang vị dạ dày hiệu quả, cần biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu viêm niêm mạc hang vị dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori cần dùng kháng sinh thích hợp để điều trị và ngăn ngừa tái phát. Điều trị hỗ trợ: Dùng thuốc kháng acid để làm giảm các triệu chứng Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu Tránh các thực phẩm nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, bơ và mỡ động vật Ăn nhiều trái cây tươi và các loại rau lá xanh Tổng quan bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Nguyên nhân bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Triệu chứng bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Đường lây truyền bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Phòng ngừa bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm niêm mạc hang vị dạ dày