Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì? Triệu chứng viêm não Nhật Bản, Viêm não Nhật Bản bệnh học như thế nào? Biến chứng của viêm não Nhật Bản ra sao? Nguyên nhân gây bệnh thường do các loại vi rút như: vi rút arbo, vi rút Herpes, vi rút đường ruột, sởi, quai bị... và nhiều vi rút khác gây nên. Các vi rút này gây tổn thương não, để lại nhiều di chứng thần kinh, có thể dẫn đến tử vong cao. Bệnh nhân bị nhức đầu dữ dội, cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Bị cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng. Cơ thể bị co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, bị đờ đẫn thậm trị bị hôn mê... Bệnh viêm não Nhật Bản có thể bị lây truyền từ người này sang người khác do bị côn trùng đốt hoặc do môi trường sinh hoạt. Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản đều có nguy cơ bị mắc bệnh, trong đó đặc biệt ở trẻ em dưới 15 tuổi, hoặc người lớn chưa được tiêm chủng viêm não Nhật Bản bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản. Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản biện pháp tốt nhất là tiêm chủng theo đúng chương trình tiêm chủng mở rộng: mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 sau mũi 2 một năm và duy trì tiêm nhắc lại 3-4 năm/lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Ngoài ra có thể phòng tránh viêm não Nhật Bản bằng các biện pháp diệt, chống muỗi và ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Để chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản có thể sử dụng các phương pháp sau: Biện pháp khám lâm sàng: thông qua các biểu hiện như sốt cao đột ngốt liên tục, nhức đầu, rối loạn ý thức, hôn mê, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Ngoài ra có thể kiểm tra hội chứng tinh thần kinh: những dấu hiệu tổn thương não lan tỏa cùng với rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, sau đó là biểu hiện của hội chứng thần kinh khu trú, hội chứng màng não và thay đổi dịch não tủy. Kiểm tra rối loạn thần kinh thực vật nặng cũng là một trong các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản: da lúc đầu là xung huyết đỏ, sau đó thay đổi lúc đỏ lúc xanh tái, vã mồ hôi, rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Thông qua xét nghiệm máu. Thông qua các yếu tố dịch tễ Bệnh viêm não Nhật Bản có thể nhầm lẫn với các bệnh như: viêm não thứ phát, hội chứng não cấp, viêm màng não mủ hoặc viêm màng não lao. Chính vì vậy cần có biện pháp chẩn đoán phân biệt để có phương pháp điều trị chính xác nhất cho bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân bị bệnh do nhiễm vi rút arbo, côn trùng trùng như muỗi, ve đốt thì cần có biện pháp để hạn chế các nguy cơ gây bệnh. Đối với các bệnh nhân bị các chủng vi rút như herpes, sở, quai bị... lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, biện pháp đầu tiên cần cách ly người bệnh cũng như hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bệnh nhân cần chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh và những biến chứng viêm não của các bệnh này. Đối với các loại vi rút đường ruột, lây bệnh qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp, việc vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu do chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Để hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, biện pháp tối ưu nhất là cần đảm bảo tiêm chủng đầy đủ các mũiTổng quan bệnh Viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân bệnh Viêm não Nhật Bản
Triệu chứng bệnh Viêm não Nhật Bản
Đường lây truyền bệnh Viêm não Nhật Bản
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm não Nhật Bản
Phòng ngừa bệnh Viêm não Nhật Bản
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm não Nhật Bản
Chẩn đoán xác định:
Biện pháp chẩn đoán phân biệt:
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm não Nhật Bản