Viêm cơ tim là tình trạng viêm các tế bào cơ tim, có thể cục bộ hoặc lan tỏa do tác nhân nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm…) hoặc tác nhân không nhiễm trùng. Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không? Viêm cơ tim có thể không gây ảnh hưởng gì cho đến gây ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến bộ máy phát nhịp, gây ra các rối loạn nhịp nguy hiểm, khó khống chế, viêm cơ tim có thể gây suy tim cấp thậm chí sốc tim, gây bệnh cơ tim giãn suy tim mạn tính sau này. Viêm cơ tim do các tác nhân nhiễm trùng: Virus: coxsackie B, adenovirus, virus viêm gan B, C, HSV, EBV… Viêm cơ tim do virus là nguyên nhân thường gặp nhất nhưng thường không thể chẩn đoán xác định được Vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, bạch hầu,… Nấm: candida, aspergillus,… Kí sinh trùng: toxoplasma, Trypanosoma cruzi,… Viêm cơ tim có thể xảy ra do các tác nhân không nhiễm trùng: thuốc nhóm anthracycline (Daunorubicin, Adriamycin), cocaine, CO, bệnh lupus, viêm mạch tế bào khổng lồ, Takayasu,.. Triệu chứng viêm cơ tim có thể từ nhẹ đến rất nặng. Các triệu chứng thường gặp của viêm cơ tim: Dấu hiệu của nhiễm trùng: sốt, cảm cúm, đau mình mẩy… Đau ngực Khó thở tùy mức độ suy tim Các rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất… Trường hợp nặng có dấu hiệu của sốc tim: huyết áp tụt, chân tay lạnh, tiểu ít, khó thở liên tục, có thể phù phổi cấp Các đối tượng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh Hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm virus, nhiễm cúm, hoặc có phương tiện bảo vệ khi tiếp xúc Vệ sinh đặc biệt vệ sinh tay sạch sẽ Tiêm một số vacxin phòng bệnh: vacxin cúm, viêm gan B,… Sinh thiết nội mạc cơ tim: là phương tiện hữu ích để chẩn đoán, có thể xác định được bằng chứng viêm cơ tim rõ ràng trên mô bệnh học, tuy nhiên chưa được thực hiện tại Việt Nam Siêu âm Doppler tim: đánh giá được chức năng tim, các rối loạn vận động vùng do viêm cơ tim, không liên quan đến vùng tưới máu động mạch vành Điện tâm đồ: thường thấy dấu hiệu ST chênh cong lõm ở nhiều chuyển đạo biểu hiện tình trạng viêm cơ tim màng tim, cần tránh nhầm lẫn với biến đổi ST chênh lên trong nhồi máu cơ tim Cộng hưởng từ tim: cũng là phương tiện có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên ít thực hiện được trong giai đoạn cấp Các xét nghiệm máu: ngoài tình các maker nhiễm trùng, đặc biệt cần chú ý đến Troponin T hoặc Troponin I là dấu chứng của hoại tử cơ tim. Dựa vào đó để chẩn đoán được có sự tổn thương cơ tim. Ngoài ra NT-proBNP, lactat máu cũng cần thiết để đánh giá mức độ suy tim, tưới máu cơ quan. Chụp động mạch vành qua da: ở những bệnh nhân có đau ngực kèm các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, có tăng men tim, cũng cần chụp động mạch vành để loại trừ nhồi máu cơ tim nếu tình trạng cho phép Viêm cơ tim có chữa được không? Điều trị viêm cơ tim có thể chỉ điều trị nội khoa nhưng cũng có thể phải hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể trong những trường hợp sốc tim. Trong những trường hợp này, tỉ lệ tử vong rất cao, chi phí điều trị lớn. Điều trị nội khoa: trong giai đoạn cấp không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng. Đa phần viêm cơ tim cấp có thể phục hồi, ít ảnh hưởng chức năng tim. Nhưng cũng có một tỉ lệ viêm cơ tim gây suy tim, bệnh cơ tim giãn. Điều trị ở giai đoạn này chủ yếu là điều trị suy tim, dùng thuốc theo khuyến cáo điều trị suy tim Những trường hợp nặng: có thể cần dùng các thuốc vận mạch hỗ trợ, nhưng thường phải cần đến hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO). Viêm cơ tim cấp có thể ảnh hưởng đến bộ máy dẫn truyền nhịp gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như nhịp nhanh thất, hoặc block nhĩ thất. Những trường hợp này cần đặt máy tạo nhịp tạm thời kết hợp.Tổng quan bệnh Viêm cơ tim
Nguyên nhân bệnh Viêm cơ tim
Triệu chứng bệnh Viêm cơ tim
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm cơ tim
Phòng ngừa bệnh Viêm cơ tim
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm cơ tim
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm cơ tim