Ung thư nội mạc tử cung (tên khoa học là Endometrial Cancer) là một loại ung thư phụ khoa đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ. Ở dạng ung thư này, các tế bào xuất phát từ nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phía trong thành tử cung) sẽ phân chia và phát triển không ngừng, lây lan sang các mô xung quanh, tạo thành các khối u ác tính và dẫn tới tử vong cho người bệnh. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn tới ung thư nội mạc tử cung. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ được xác định là có liên quan chặt chẽ tới loại ung thư này. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành ung thư nội mạc tử cung. Ở nữ giới, trước thời kỳ mãn kinh, buồng trứng là nguồn sản xuất chính cho hai loại hormone là estrogen và progesterone. Sự cân bằng giữa hai loại hormone này thay đổi mỗi tháng theo chu kỳ kinh nguyệt và giúp cho nội mạc tử cung khỏe mạnh. Khi nồng độ estrogen tăng cao sẽ kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mạc tử cung, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Sau đây là một số yếu tố dẫn tới việc thay đổi nồng độ estrogen: Điều trị nội tiết tố thay thế hay liệu pháp hormone sau mãn kinh: Là liệu pháp được sử dụng với thành phần chính là estrogen để điều trị các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung khi điều trị bằng phương pháp này với liều cao trong một thời gian dài. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế kiểm tra định kì. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến chảy máu âm đạo thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đa nang buồng trứng: Bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nồng độ hormone bất thường với tỉ lệ cao hormone androgen (hormone nam giới) và estrogen trong khi nồng độ progesterone lại thấp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Béo phì: Estrogen được tổng hợp một phần từ các mô mỡ. Lượng mỡ trong cơ thể nhiều dẫn tới lượng estrogen lớn khiến người béo phì có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 2-4 lần so với phụ nữ bình thường. Yếu tố di truyền đóng góp 2-10% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ mắc hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp) có 40-60% nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Đột biến gene gây nên hội chứng này thường được di truyền từ mẹ sang con. Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung do chất này có tác động tăng sinh nội mạc tử cung, tương tự như estrogen. Dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao. Tiểu đường loại 2: Tỉ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp đôi ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Biểu hiện của ung thư nội mạc tử cung bao gồm: Xuất huyết âm đạo bất thường là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung. Biểu hiện có thể là rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết giữa các chu kỳ hoặc xuất huyết sau mãn kinh. Tiết dịch âm đạo bất thường: Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo tiết ra có màu trong suốt như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, ít và không chảy ra ngoài. Khi dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường, kèm theo mùi, đặc biệt là sau khi mãn kinh thì đây là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Đau thường xuyên hoặc có cảm nhận khối u xuất hiện ở vùng chậu hông: Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của ung thư, khi khối u đã lớn dần lên và chèn ép các mô xung quanh khu vực xương chậu. Thói quen đại tiện, tiểu tiện bị xáo trộn: Bàng quang có thể bị chèn ép khi khối u xuất hiện ở lớp nội mạc tử cung. Điều này khiến người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến tiểu tiện. Các biểu hiện thường gặp là tiểu buốt, bí tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu. Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân. Đau khi quan hệ tình dục. Mặc dù các biểu hiện trên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu mắc một trong các dấu hiệu trên. Với những yếu tố nguy cơ kể trên, đối tượng có khả năng cao mắc ung thư nội mạc tử cung bao gồm: Phụ nữ trên 60 tuổi. Phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị em gái bị ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh di truyền như hội chứng Lynch, hội chứng Cowden. Bệnh nhân đã sử dụng tamoxifen, các liệu pháp điều trị hormone thay thế. Khám phụ khoa định kỳ. Gặp bác sĩ để được tư vấn về nguy cơ của các liệu pháp hormone thay thế. Duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (Body Mass Index), không để bị béo phì. Tập thể dục thường xuyên: cố gắng có những hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bệnh thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuỳ theo triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung: Siêu âm: giúp đánh giá độ dày và cấu trúc của niêm mạc tử cung. Nội soi buồng tử cung: phương pháp này giúp chẩn đoán sớm những tổn thương ở nội mạc tử cung. Sinh thiết nội mạc tử cung: dùng thủ thuật lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung để làm xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư, quá sản và một số bệnh khác. Xét nghiệm sử dụng marker ung thư: CA 125 (Cancer antigen 125) là một dạng protein trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung, nồng độ CA 125 sẽ tăng cao. Xét nghiệm mô bệnh học từ tế bào âm đạo giúp xác định độ biệt hoá, xâm lấn mạch máu của tế bào ung thư. Xét nghiệm PAP smear hay còn gọi là phết tế bào tử cung: Tế bào bong ra từ lớp nội mạc tử cung được tách ra, tiến hành nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp tìm ra các tế bào bất thường, tế bào tiền ung thư và ung thư. Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp PET-CT để đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn của khối u cũng như tiến triển của ung thư. Tùy theo tình trạng sức khoẻ và giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định biện pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung phù hợp. Dưới đây là các biện pháp điều trị phổ biến: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng hai bên: là phương pháp điều trị chính và cổ điển. Xạ trị: sử dụng các chùm tia có năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho phẫu thuật. Xạ trị có thể dùng xạ ngoài hoặc xạ trong. Xạ ngoài: Sử dụng máy phát tia lớn ở ngoài cơ thể chiếu vào vùng điều trị. Xạ trong: Sử dụng một ống nhỏ chứa chất phóng xạ đưa vào âm đạo. Hoá trị: Sử dụng hoá chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở giai đoạn muộn của ung thư, hoá trị có thể làm chậm tiến triển và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Liệu pháp hormone: Dùng thuốc ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần cho sự phát triển. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là progestin. Khi ung thư di căn xa, liệu pháp với progestin có thể đẩy lui bệnh trong khoảng 33% các trường hợp. Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân không thể mổ, đã di căn hoặc tái phát sau điều trị. Ngoài ra tại ... hiện đã áp dụng liệu pháp tế bào gốc giúp tăng cường hệ miễn dịch tự thân, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư, trong đó có ung thư nội mạc tử cung. Tìm hiểu thông tin về Tổng quan bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Nguyên nhân bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Mất cân bằng hormone
Tiền sử gia đình, yếu tố di truyền
Các yếu tố khác
Triệu chứng bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Phòng ngừa bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư nội mạc tử cung