Hậu môn là bộ phận cuối cùng của ống tiêu hóa, tiếp nối với trực tràng. Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào ở ống hậu môn bị đột biến, phát triển không kiểm soát tạo nên các khối u. Ung thư hậu môn có nguy hiểm không? Ung thư diễn biến từ từ theo các giai đoạn từ 1 đến 4 nhưng bệnh khác biệt so với ung thư đại trực tràng về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng và phương pháp điều trị. Hậu môn được tạo bởi nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại đều có thể trở nên ác tính. Có 5 type ung thư hậu môn được phân loại dựa trên 5 loại tế bào khác nhau: Nguyên nhân ung thư hậu môn hiện nay chưa được chứng minh. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Triệu chứng ung thư hậu môn giai đoạn đầu thường không rõ ràng và không đặc hiệu. Bệnh nhân ung thư hậu môn có thể có các triệu chứng sau: Ung thư hậu môn được chia làm 4 giai đoạn dựa vào các chỉ số T (tumor – khối u), N (node- hạch) và M (metastasis- di căn). Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2 cm và không có di căn hạch hay di căn xa Giai đoạn 2: Khối u lớn hơn 2 cm và không có di căn hạch hay di căn xa Giai đoạn 3A: Khối u có kích thước bất kỳ và xâm lấn tới hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận (tử cung, bàng quang, âm đạo...) Giai đoạn 3B: Khối u xâm lấn tới cơ quan lân cận nhưng hạch bạch huyết giới hạn xung quanh trực tràng, chưa có di căn xa. Hoặc khối u có kích thước bất kỳ, xâm lấn hạch vùng hoặc hạch bạch huyết xa nhưng không có di căn xa Giai đoạn 4: ung thư hậu môn giai đoạn cuối, khối u di căn xa tới cơ quan khác. Ung thư hậu môn tái phát: là tình trạng ung thư trở lại sau khi điều trị. Hiện nay vẫn chưa có các biện pháp phòng ngừa ung thư hậu môn đặc hiệu. Một số biện pháp giảm yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: Chẩn đoán ung thư hậu môn dựa vào dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm: Điều trị ung thư trực tràng hiện nay có 3 phương pháp chính: phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Phác đồ điều trị phụ thuộc vào các yếu tố: Trước kia đa số bệnh nhân ung thư hậu môn giai đoạn muộn vẫn được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên với tiến bộ của xạ trị và hóa chất thì các bệnh nhân ung thư hậu môn giai đoạn muộn không có chỉ định phẫu thuật mà thay bằng hóa xạ trị đồng thời Trường hợp khối u tiến triển hoặc tái phát bệnh nhân có thể được chỉ định làm hậu môn nhân tạo. Trong điều trị ung thư hậu môn phác đồ hóa chất thường kết hợp nhiều thuốc ví dụ: fluorouracil (5-FU, Adrucil) kết hợp với Mitomycin C(Mitozytrez, Mutamycin) hoặc Cisplatin. Bệnh nhân HIV mắc ung thư hậu môn cần dùng liều thấp hơn phụ thuộc và hệ miễn dịch của bệnh nhân. Tác dụng phụ của hóa chất bao gồm mệt mỏi, nôn và buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy, chán ăn. Tổng quan bệnh Ung thư hậu môn
Nguyên nhân bệnh Ung thư hậu môn
Triệu chứng bệnh Ung thư hậu môn
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư hậu môn
Phòng ngừa bệnh Ung thư hậu môn
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư hậu môn
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư hậu môn
Phẫu thuật
Xạ trị
Hóa trị