Ung thư dạ dày là các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành các khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và các cơ quan xa hơn (di căn xa). Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và đứng thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới. Bệnh liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), chế độ ăn uống và một số yếu tố đại lý, môi trường. Bệnh thường diễn biện âm thầm ở giai đoạn sớm nên người bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền. Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu mơ hồ, không rõ ràng, nhiều khi không có triệu chứng. Ở giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày có thể có các triệu chứng sau: Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày: Tầm soát ung thư dạ dày trên các đối tượng nguy cơ bao gồm nội soi thực quản dạ dày tá tràng và xét nghiệm chất chỉ điểm u CEA, CA 72-4, CA 19-9. Nếu thấy bất thường bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Điều trị dứt điểm các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt khi nhiễm HP kèm theo Chẩn đoán ung thư dạ dày dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Dấu hiệu ung thư dạ dày: đau bụng, giảm cân, nôn, buồn nôn, nuốt nghẹn, đi ngoài phân đen… Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày: Điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh kèm theo, thể trạng bệnh nhân. Có các phương pháp điều trị sau: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch. Trong đó phẫu thuật là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất. Các phương pháp khác được cân nhắc phối hợp trong điều trị bổ trợ sau phẫu thuật hoặc tân bổ trước trước phẫu thuật. Sử dụng các thuốc tác động vào hệ miễn dịch của bệnh nhân, làm hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt được tế bào ung thư. Hiện nay ... là hệ thống y tế đầu tiên áp dụng 2 liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư mới, đó là các liệu pháp Theo dõi và tiên lượng Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong các năm tiếp theo Cần khám lâm sàng, chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng và xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u khi khám lại. Nội soi dạ dày nếu có nghi ngờ tái phát ở miệng nối Ngoài ra cần chú ý tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày. Tổng quan bệnh Ung thư dạ dày
Nguyên nhân bệnh Ung thư dạ dày
Triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư dạ dày
Phòng ngừa bệnh Ung thư dạ dày
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư dạ dày
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư dạ dày