Bệnh u sụn màng hoạt dịch (synovial osteochondromatosis) là một dạng dị sản lành tính của bao hoạt dịch trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Trong ổ khớp, các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt, sau đó phát triển cuống và trở thành các u, các u này xơ cứng lại và được gọi là u sụn, một số rơi vào trong ổ khớp và trở thành các dị vật khớp, sự xuất hiện các dị vật trong khớp sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của khớp và gây ra các triệu chứng như đau, hạn chế vận động theo cơ chế cơ học, viêm màng hoạt dịch gây tràn dịch khớp và thường tiến triển từ từ tăng dần. U sụn màng hoạt dịch thường hay gặp ở khớp gối còn gọi là u sụn màng hoạt dịch khớp gối chiếm 50%-60%, sau đó là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân. Đây là một bệnh lành tính tuy nhiên cần được theo dõi phát hiện và điều trị kịp thời do điều trị không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh đồng thời để tránh các biến chứng nặng nề ở khớp. Nguyên nhân gây bệnh u sụn màng hoạt dịch được chia làm hai nhóm chính: Nguyên phát (Primary synovial osteochondromatosis): gặp khoảng từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ. Thứ phát (Secondary synovial osteochondromatosis): gặp ở người có tiền sử bệnh khớp: như t Biểu hiện của u sụn màng hoạt dịch có thể khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như vị trí khớp bị bệnh. Các triệu chứng chung của bệnh bao gồm: Đau khớp: mức độ đau khớp tăng dần phụ thuộc vào vị trí của khối u sụn, hoặc những trường hợp rơi vào ổ khớp có thế gây đau khớp cấp tính. Kẹt khớp: là dấu hiệu thường gặp, người bệnh cảm thấy như có vật gì đó chèn trong khớp. Giảm khả năng vận động khớp: thường xuất hiện sau hoặc cùng lúc với dấu hiệu kẹt khớp sau đó tăng dần lên nếu như không được điều trị. Có các khối u, cục quanh khớp, cứng, di động hoặc không. Tràn dịch khớp: thường hiếm gặp, khớp sưng to phụ thuộc vào số lượng dịch hay gặp nhất ở khớp gối. Biểu hiện viêm khớp: khớp bị bệnh sưng nóng đỏ đau nhưng thường ít gặp. Tuổi: thường gặp ở người lớn từ 30 đến 40 tuổi. Giới: bệnh gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tỷ lệ bệnh là 2:1. Có tiền sử chấn thương tại khớp. Có các bệnh lý về khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp do lao. Bệnh u sụn màng hoạt dịch không phải lúc nào cũng có thể phòng được do nhiều trường hợp mắc bệnh nguyên phát. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số phương pháp sau để giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh: Đảm bảo an toàn trong lao động và sinh hoạt tránh các chấn thương tại khớp. Cần chú ý những vi chấn thương tại khớp do vận động lặp lại một động tác quá nhiều hay thực hiện các động tác quá tầm vận động của khớp. Theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh lý tại khớp. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: vận động khớp nhẹ nhàng, đều đặn có thể giúp tăng độ dẻo dai của khớp. Bơi lội là môn thể thao phù hợp vì giúp loại bỏ trọng lực lên khớp. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là calci và các chất khoáng. Chẩn đoán sụn màng hoạt dịch trước kia chủ yếu dựa vào khám lâm sàng và hình ảnh X-quang tuy nhiên giai đoạn sớm khó phát hiện ra bệnh do các khối u sụn khi đó chưa lắng đọng canxi tạo khối cản quang. Một số tác giả đề cập đến vai trò của giải phẫu bệnh như là tiêu chuẩn vàng để khẳng định chẩn đoán, đó là hình ảnh màng hoạt dịch bao bọc các dị vật trong khớp, chứng tỏ nguồn gốc từ màng hoạt dịch của các dị vật khớp. Hiện nay với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, đặc biệt nội soi khớp việc chẩn đoán dễ dàng hơn. Giá trị của các phương pháp này, ngoài chẩn đoán u sụn trong khớp, số lượng các khối u, còn chẩn đoán được tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, các thành phần khác trong ổ khớp, từ đó có chỉ định điều trị thích hợp. Khám lâm sàng Các dấu hiệu toàn thân thường không thay đổi. Khám thấy các khối ở khớp. Phát hiện tràn dịch khớp Các phương pháp cận lâm sàng Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và xét nghiệm hóa sinh: thường có kết quả bình thường. X quang: Đặc điểm X quang thường quy (Milgram, 1997): Dày bao khớp và màng hoạt dịch, nốt canxi hóa trong và cạnh khớp hình tròn hoặc ovan, khe khớp không hẹp, mật độ xương tại đầu khớp bình thường. Nốt u sụn thường chỉ có thể được phát hiện trên X quang vào giai đoạn 2, khi xuất hiện các nốt canxi hóa rõ. Chụp cắt lớp vi tính: Nốt canxi hóa cản quan, hình ảnh tràn dịch khớp. Cộng hưởng từ (MRI): Ngoài các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính còn có thể quan sát thấy: Dày màng hoạt dịch, thể tự do giảm tín hiệu ở T1, tăng tín hiệu T2. Nếu canxi hoá nhiều: giảm tín hiệu T1 hoặc T1 và T2. Phương pháp nội soi khớp: được chỉ định khi các bằng chứng vẫn còn chưa chắc chắn, nhằm mục đích chẩn đoán xác định và kết hợp điều trị. Ngoài ra qua nội soi khớp có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch, các tổ chức u sụn, sụn khớp làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định. Mô bệnh học: Hình ảnh đại thể: Do sụn được nuôi dưỡng bằng dịch của màng hoạt dịch nên các u sụn có thể phát triển và tăng dần lên về kích thước. Các u sụn trong ổ khớp, túi hoạt dịch hoặc bao gân thường có cùng hình dạng và kích thước (thay đổi từ một vài mm đến một vài cm). Nếu sự gắn kết nhiều u sụn có thể tạo hình dạng khối sụn lớn (hình dạng đá tảng). Về vi thể: chụp dưới kính hiển vi quang học thấy hình ảnh tăng sinh màng hoạt dịch, thấy nhiều tế bào hai nhân, nhân đông. Nguyên tắc điều trị: Giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp. Tránh tái phát bệnh. Điều trị cụ thể Điều trị u sụn màng hoạt dịch có thể dùng thuốc theo chỉ định hoặc sử dụng các biện pháp: Chỉ định ngoại khoa: Trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, những tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc quá to sẽ có chỉ định cắt bỏ u sụn và phần màng hoạt dịch tổn thương qua phẫu thuật mở. Tổng quan bệnh U sụn màng hoạt dịch
Nguyên nhân bệnh U sụn màng hoạt dịch
Triệu chứng bệnh U sụn màng hoạt dịch
Đối tượng nguy cơ bệnh U sụn màng hoạt dịch
Phòng ngừa bệnh U sụn màng hoạt dịch
Các biện pháp chẩn đoán bệnh U sụn màng hoạt dịch
Các biện pháp điều trị bệnh U sụn màng hoạt dịch