Theo sự phát triển của bé, lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ dần dần đóng lại theo thời gian. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, các cơ bụng không đóng kín gây nên tình trạng một phần của nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài theo vết hở rốn tạo thành một khối lồi lên ở vị trí rốn gây ra tình trạng thoát vị rốn thai nhi. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng hoặc các tổ chức khác trong ổ bụng. Nguyên nhân thoát vị rốn do các cơ bụng tại vị trí dây rốn đi qua không đóng kín gây nên tình trạng một phần của nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài theo vết hở rốn tạo ra tình trạng thoát vị rốn ngay sau khi sinh hoặc thoát vị rốn sau này. Ngoài ra, thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần ruột xuyên qua một khu vực gần rốn. Các triệu chứng chung của thoát vị rốn gồm có: Tại vùng rốn hoặc gần rốn xuất hiện một khối u mềm và phồng lên. Ở trẻ nhỏ, thoát vị rốn thường không gây đau, có thể biến mất khi trẻ nằm ngửa hoặc nằm thư giãn và thấy rõ mỗi khi trẻ ho, khóc hoặc co mình. Ở người lớn, thoát vị rốn gây khó chịu và đau. Thoát vị rốn nếu không điều trị sẽ gây ra tình trạng đau nhức, chỗ thoát vị bị sưng tấy, bị đổi màu, trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện bụng to, tròn, đầy hơn bình thường kèm theo triệu chứng nôn mửa, khó đi ngoài hoặc có máu trong phân. Khi các dấu hiệu này xảy ra cần khẩn trương đi khám bác sĩ để điều trị Thoái vị rốn có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng và mọi độ tuổi kể cả trẻ sơ sinh và người lớn. Thoát vị rốn ở trẻ em: Bệnh hay xảy ra nhất ở trẻ sinh non hoặc trẻ có cân nặng thấp, trẻ nữ tỷ lệ mắc thoát vị rốn nhiều hơn so với các trẻ nam. Thoát vị rốn ở người lớn: Việc tăng áp lực ổ bụng gây ra tình trạng thoát vị rốn với các nguyên nhân do béo phì, dịch ổ bụng trong các bệnh về gan, phẫu thuật ổ bụng hoặc xuất hiện ở phụ nữ mang thai nhiều lần. Ở trẻ em, thoát vị rốn sẽ tự hết sau 1 – 2 tuổi. Ở người lớn để phòng tránh thoát vị ruột cần có một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh gây tăng áp lực ổ bụng, giảm cân khi thừa cân. Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng cần ngay lập tức đến khám tại cơ sở y tế đế được điều trị sớm tránh các biến chứng gây nguy hiểm. Việc chẩn đoán thoát vị rốn dựa vào biểu hiện việc thăm khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Khám lâm sàng đánh giá tình trạng thoát vị rốn và kiểm tra xem thoát vị rốn có thể được đặt lại hay không. Việc khám lâm sàng cũng để phát hiện xem dây rốn liệu có còn hay mắc kẹt tại tại các cơ bụng không để có phương án điều trị tốt nhất. Chụp Xquang, siêu âm để tìm biến chứng đồng thời kiểm tra vị trí thoát vị để đánh giá đúng tình trạng của người bệnh. Xét nghiệm máu giúp đánh giá khả năng nhiễm trùng, tình trạng của bệnh đặc biệt trong trường hợp bệnh đã xuất hiện các biến chứng cấp tính. Ở trẻ em, bình thường tình trạng thoát vị rốn sẽ tự cải thiện khi trẻ 1 hoặc 2 tuổi. Khi thăm khám, bác sĩ có thể đẩy phần thoát vị trở lại bụng. Tuyệt đối không tự ý đẩy phần thoát vị trở lại bụng khi bạn không phải là bác sĩ vì có thể dẫn đến các nguy cơ gây chảy máu, nhiễm trùng và hoại tử có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Phẫu thuật: Việc phẫu thuật điều trị thoát vị rốn được chỉ định khi kích thước vùng thoát vị không thay đổi trong vòng 2 năm đầu sau khi sinh, trẻ có cảm giác đau nhiều hơn hoặc vị trí thoát vị xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng do ruột bị mắc kẹt gây hoại tử. Ở người lớn, việc phẫu thuật được khuyến cáo ở tất cả các đối tượng để tránh trường hợp xảy ra các biến chứng không mong muốn đồng thời điều trị dứt điểm thoát vị rốn. Tổng quan bệnh Thoát vị rốn
Nguyên nhân bệnh Thoát vị rốn
Triệu chứng bệnh Thoát vị rốn
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoát vị rốn
Phòng ngừa bệnh Thoát vị rốn
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoát vị rốn
Các biện pháp điều trị bệnh Thoát vị rốn