Thoái hóa võng mạc là gì? Thoái hóa võng mạc là thuật ngữ nhằm ám chỉ các tổn thương của lớp tế bào võng mạc trong mắt, trong đó thoái hóa điểm vàng là thể bệnh nguy hiểm nhất của thoái hóa võng mạc. Nguyên nhân thoái hóa võng mạc thường gặp là các bệnh lý toàn thân như Thoái hóa võng mạc có nguy hiểm không? Bệnh thoái hóa võng mạc mặc dù không gây tử vong nhưng gây suy giảm thị lực, cuối cùng dẫn đến mù lòa, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bệnh nhân và người nhà. Thoái hóa võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở nhóm người trong tuổi lao động. Bệnh thoái hóa võng mạc gặp trong 5% các nguyên nhân gây mù lòa trên toàn thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới xem như là bệnh mắt ưu tiên hàng đầu. Việc phát hiện sớm và điều trị thoái hóa võng mạc kịp thời giúp cải thiện tiên lượng bệnh, làm chậm diễn tiến của bệnh và bảo tồn được thị lực của người bệnh. Võng mạc được cung cấp bởi các nhánh mạch máu nhỏ từ động mạch võng mạc trung tâm. Những tác nhân gây tổn thương các nhánh mạch máu này làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho lớp tế bào võng mạc đều được xem là nguyên nhân thoái hóa võng mạc. Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân theo diễn tiến của bệnh như sau: Lưu lượng máu đến nuôi tế bào võng mạc bất thường, gây ra do những thương tổn trực tiếp hoặc là kết quả của sự tái tạo của các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Có ba cơ chế tổn thương chính trong bệnh võng mạc không tăng sinh: phá hủy mạch máu, tổn thương võng mạc trực tiếp và tắc nghẽn mạch máu. Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh bao gồm: Tăng huyết áp: áp lực cao trong mạch máu hệ thống làm cho thành động mạch dày lên, bao gồm cả động mạch nuôi võng mạc, làm giảm hiệu quả lưu lượng máu đến võng mạc. Sự giảm lưu lượng này gây ra thiếu máu cục bộ mô dẫn đến tổn thương võng mạc, gây nên bệnh võng mạc tăng huyết áp. Xơ vữa động mạch: cũng gây hẹp lòng động mạch và giảm lưu lượng máu đến nuôi võng mạc. Sinh non: các tế bào võng mạc bị tổn thương trực tiếp ngay từ lúc sinh, gọi là bệnh võng mạc do sinh non. Phóng xạ: tia xạ gây tổn thương trực tiếp lên các tế bào võng mạc. Bệnh võng mạc do tia xạ có thể là biến chứng của các trường hợp xạ trị các khối u vùng đầu mặt cổ. Bệnh hồng cầu hình liềm: cơ thể đáp ứng với bệnh hồng cầu hình liềm bằng cách tăng sinh các tế bào máu làm cho độ quánh của máu tăng lên. Từ đó làm tốc độ dòng chảy chậm lại, đặc biệt trong các động mạch nhỏ như động mạch võng mạc, cuối cùng giảm lưu lượng máu đến nuôi võng mạc. Trong trường hợp này, các cục máu đông cũng dễ hình thành hơn, ngăn chặn dòng máu đến võng mạc gây chết tế bào. Đây là trường hợp bệnh có liên quan đến sự tăng trưởng bất thường của mạch máu. Thông thường, sự tăng sinh mạch là quá trình tự nhiên của sự phát triển và hình thành mô. Khi tốc độ tăng sinh mạch cao bất thường, các mạch máu phát triển quá mức thì được gọi là tân mạch. Các mạch máu phát triển quá mức này thường mỏng manh, yếu và tưới máu không hiệu quả cho các mô võng mạc. Điều này làm cho bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh có tiên lượng xấu hơn vì nguy cơ xuất huyết mạch cao hơn thường dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Nhiều nguyên nhân được đề cập trong bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh cũng có thể gây ra bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh ở giai đoạn sau. Đái tháo đường, gây ra bệnh lý võng mạc đái tháo đường, là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh võng mạc tăng sinh trên thế giới. Đột biến gen là nguyên nhân hiếm gặp của thoái hóa võng mạc. Đột biến gen thường liên quan đến nhiễm sắc thể X bao gồm họ gen NDP gây ra bệnh Norrie, FEVR và bệnh Coats. Chấn thương, đặc biệt là ở đầu và một số bệnh cũng có thể gây ra thoái hóa võng mạc. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, quá trình lão hóa cùng với sự tác động từ bên ngoài như khói bụi cũng là nguyên nhân của bệnh thoái hóa võng mạc tuổi già. Quá trình lão hóa do tuổi cao cùng sự tác động của môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, chế độ ăn không đảm bảo đã khiến những carotenoid của điểm vàng dần bị thoái hóa, tổn thương gây suy giảm chức năng của điểm vàng, ảnh hưởng lớn đến thị lực của mắt. Nhiều người mắc bệnh nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào nên thường đến khám rất muộn, hạn chế hiệu quả của việc điều trị. Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu thoái hóa võng mạc sau: Giảm thị lực, mắt nhìn mờ. Nếu mất thị lực chỉ xảy ra ở một mắt, người bệnh thường khó nhận thấy vì mắt lành bên còn lại có thể nhìn thấy rõ ràng Xuất huyết thủy tinh thể Xuất hiện điểm mù trước mắt Mắt thường không đau. Bệnh thường biểu hiện triệu chứng khi vào giai đoạn muộn, khó điều trị. Vì vậy khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và điều trị. Bệnh lý thoái hóa võng mạc không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Những người mang các đặc điểm sau có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc cao hơn: Mắc phải các tật khúc xạ ở mắt như cận thị Hút thuốc lá Dinh dưỡng kém Béo phì Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thoái hóa võng mạc Đái tháo đường Tăng huyết áp Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt trong bệnh thoái hóa hoàng điểm. Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều ra xanh và hoa quả Lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng ở mức cân đối Không hút thuốc lá Kiểm soát tốt các bệnh lý nội khoa mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch bằng cách tuân thủ tốt điều trị và tái khám theo hẹn. Chẩn đoán thoái hóa võng mạc được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt, thông qua các biện pháp: Đo thị lực Soi đáy mắt: là biện pháp giúp chẩn đoán xác định bệnh thoái hóa võng mạc. Bác sĩ nhỏ thuốc giãn đồng tử sau đó lớp tế bào võng mạc. Điều trị thoái hóa võng mạc bao gồm điều trị nguyên nhân của bệnh và điều trị triệu chứng của bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh: Liệu pháp quang đông laser: Đây là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của nhiều thể bệnh thoái hóa võng mạc. Bằng chứng cho thấy liệu pháp laser khá an toàn và cải thiện các triệu chứng thị giác ở bệnh thoái hóa võng mạc liên quan đến bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh võng mạc do tiểu đường. Thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular endothelial growth factor - VEGF): Trong những năm gần đây, kiểm soát tăng trưởng mạch máu hoặc sự tăng sinh mạch là con đường mới đầy hứa hẹn. Sử dụng thuốc kháng VEGF như bevacizumab hoặc pegaptanib cho thấy giảm đáng kể mức độ tăng sinh mạch máu. Nghiên cứu chứng minh rằng thuốc kháng VEGF khi được sử dụng kết hợp với liệu pháp laser để điều trị bệnh võng mạc do sinh non mang lại hiệu quả cao hơn. Điều trị bằng tế bào gốc đa năng: Nhằm thay thế cho những tế bào võng mạc đã chết không có khả năng hồi phục. Nhóm tế bào gốc này thường được lấy từ tế bào da của người bệnh để đảm bảo sự tương thích miễn dịch và tránh được hiện tượng loại bỏ mảnh ghép. Đây là một phương pháp tiên tiến, mang lại một tương lai đáng để kỳ vọng cho các bệnh nhân thoái hóa võng mạc. Hiện nay, phương pháp này đang được nghiên cứu trên nhiều quốc gia và đã đạt được nhiều tiến bộ trong thời gian qua. Tổng quan bệnh Thoái hóa võng mạc
Nguyên nhân bệnh Thoái hóa võng mạc
Bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh:
Bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh
Nguyên nhân khác
Triệu chứng bệnh Thoái hóa võng mạc
Đường lây truyền bệnh Thoái hóa võng mạc
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa võng mạc
Phòng ngừa bệnh Thoái hóa võng mạc
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoái hóa võng mạc
Các biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa võng mạc