Thiếu men G6PD là bệnh gì? Thiếu men G6PD là một bệnh lý di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. G6PD là chữ viết tắt của glucose-6-phosphate dehydrogenase. Đây là một loại men có trong cơ thể người, duy trì tính bền vững của màng tế bào, đặc biệt khi tế bào bị “tấn công” bởi các tác nhân oxy hóa có trong thức ăn, thuốc hay các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài, và stress. Đậu fava là một trong những tác nhân gây di ứng thường gặp nhất, làm giảm sức bền của màng hồng cầu ở những người thiếu men G6PD nên bệnh còn có tên gọi là Favism. Khi mắc Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Lúc đó các triệu chứng như vàng da, nước tiểu đậm màu, thở nhanh, mệt mỏi sẽ xuất hiện. Biến chứng của bệnh bao gồm thiếu máu và Tổ chức Y tế Thế giới phân loại các rối loạn di truyền G6PD thành năm nhóm, ba trong số đó là các trạng thái thiếu hụt men G6PD. Nhóm I: Thiếu hụt nghiêm trọng (độ hoạt động <10%) với thiếu máu tán huyết mạn tính Nhóm II: Thiếu hụt nghiêm trọng (độ hoạt động <10%), tan máu không liên tục Nhóm III: Thiếu hụt vừa phải (độ hoạt động 10-60%), tan máu chỉ xảy ra khi phơi nhiễm với các yếu tố khởi phát. Nhóm IV: Biến thể không thiếu hụt, không để lại di chứng lâm sàng Nhóm V: Tăng hoạt tính enzyme, không để lại di chứng lâm sàng Bệnh thiếu men G6PD là bệnh lý di truyền phổ biến, gặp ở gần 400 triệu người trên thế giới, ước tính tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3-5%. Bệnh thường gặp ở các khu vực như châu Á, châu Phi, Địa Trung Hải, trong đó châu Phi là châu lục có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Nam giới bi ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới. Năm 2015, thiếu men G6PD được cho là nguyên nhân gây ra hơn 33.000 trường hợp tử vong. Thiếu men G6PD là bệnh lý bất thường enzym ở người phổ biến đứng thứ hai, sau bệnh thiếu hụt men ALDH2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu men G6PD là sự khiếm khuyết gen trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nam giới bình thường chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X (XY) trong khi nữ giới có tới 2 nhiễm sắc thể giới tính X (XX). Vì vậy bệnh dễ biểu hiện ở nam giới hơn. Nữ giới cần đến sự biến đổi ở cả cặp nhiễm sắc thể giới tính mới gây thiếu men G6PD. Một đứa trẻ mắc bệnh do nhận gen lặn bất thường từ người bố và/hoặc mẹ. Một số trường hợp có thể xảy ra như sau: Nếu bố khỏe mạnh kết hôn với mẹ khỏe mạnh nhưng mang gen bệnh: Xác suất sinh con gái bị thiếu men G6PD: 0% Xác suất sinh con gái khỏe mạnh nhưng mang gen bệnh: 50% Xác suất sinh con trai bị thiếu men G6PD: 50% Xác suất sinh con trai khỏe mạnh: 50% Nếu bố bị thiếu men G6PD kết hôn với mẹ khỏe mạnh và không mang gen bệnh: Xác suất sinh con gái bị thiếu enzym G6PD: 0% Xác suất sinh con trai bị thiếu enzym G6PD: 0% Xác suất sinh con gái khỏe mạnh nhưng mang gen bệnh: 100% Nếu bố bị thiếu men G6PD kết hôn với mẹ khỏe mạnh nhưng mang gen bệnh: Xác suất sinh con gái bị thiếu men G6PD: 50% Xác suất sinh con gái bình thường nhưng mang gen: 50% Xác suất sinh con trai bị thiếu men G6PD: 50% Xác suất sinh con trai hoàn toàn bình thường: 50% Nếu bố và mẹ cùng bị bệnh thiếu men G6PD thì sinh con trai hay gái đều có xác suất bị bệnh là 100%. Người bị thiếu men G6PD thông thường chỉ biểu hiện triệu chứng khi tế bào hồng cầu trong máu phơi nhiễm với các yếu tố khởi phát bệnh, chia làm 3 nhóm như sau: Thức ăn: hạt đậu tằm là tác nhân phổ biến nhất. Thuốc: một vài loại thuốc đã được chứng minh thúc đẩy bệnh bao gồm aspirin, sulfamide, xanh methylen, vitamin C liều cao, quinine và các loại thuốc điều trị sốt rét có nguồn gốc từ quinine, hoạt chất chứa naphthalene. Nhiễm trùng: virus, vi khuẩn như E.coli, Hemophylus Influenza, liên cầu tan huyết, Rickettsia, virus viêm gan. Hầu hết người bị bệnh thiếu men G6PD không có dấu hiệu gì bất thường cho đến khi họ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Triệu chứng lâm sàng có thể gặp lúc này bao gồm: Mệt mỏi, chóng mặt, có thể có sốt Khó thở, mạch nhanh Nước tiểu đậm màu Vàng da và/hoặc vàng lòng trắng của mắt. Các triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo thể bệnh Thể cấp tính: Bắt đầu xuất hiện sau 24-48 giờ kể từ phơi nhiễm với các yếu tố khởi phát. Biểu hiện trên lâm sàng với sốt cao, nôn ói, đau bụng, da xanh xao, niêm mạc nhạt màu, nước tiểu đậm màu, có thể vào sốc do tan huyết và suy thận cấp. Bệnh thường hồi phục sau vài tuần. Thể vàng da ở trẻ sơ sinh: Tiền sử có anh chị em ruột bị vàng da tương tự sau sinh Vàng da xuất hiện trong 24 giờ đầu sau sinh là một dấu hiệu nặng. Thông thường triệu chứng vàng da xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh Biểu hiện bất thường về thần kinh như li bì, bỏ bú, quấy khóc bất thường cần nghĩ đến biến chứng vàng da nhân. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não trong tương lai. Những thương tổn này là không hồi phục. Bệnh thiếu men G6PD là một bệnh lý di truyền nên không lây nhiễm giữa người bệnh sang người lành thông qua các con đường tiếp xúc thông thường. Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh thiếu men G6PD bao gồm: Giới tính nam Chủng tộc: người châu Á, châu Phi, Địa Trung Hải, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi. Tiền sử gia đình: có người thân trong gia đình mắc phải bệnh lý này, nhất là các thành viên thế hệ 1 như bố mẹ, con cái và anh chị em ruột. Khi một người có người thân mắc bệnh thiếu men G6PD thì người này rất có thể cũng đang mang gen bệnh. Các cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh thiếu men G6PD: Sàng lọc sơ sinh bệnh lý thiếu men G6PD: hiện nay, cùng với bệnh lý suy giáp bẩm sinh và tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, thiếu hụt men G6PD được tiến hành tầm soát đồng thời bằng cách lấy máu tĩnh mạch tại hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước. Thời điểm tốt nhất để tầm soát là từ khi trẻ được 3 đến 7 ngày tuổi. Việc tầm soát sớm, phát hiện sớm có ý nghĩa lớn trong việc hạn chế khởi phát bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh, trong đó có vàng da nhân. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ nhỏ bị thiếu men G6PD Đến gặp bác sĩ tư vấn khi có người thân trong gia đình mắc bệnh Tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh đã biết và các yếu tố đặc thù trên từng bệnh nhân. Đến khám ngay khi có các triệu chứng bất thường để kiểm soát tốt bệnh và giảm nhẹ các biến chứng. Việc chẩn đoán xác định bệnh thiếu men G6PD được xác định bằng xét nghiệm định lượng men G6PD trong cơ thể. Các triệu chứng lâm sàng tuy không riêng biệt nhưng có ý nghĩa gợi ý, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc mang gen bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác bao gồm: Công thức máu: hemoglobin, số lượng hồng cầu. Men gan: loại trừ các nguyên nhân khác gây vàng da LDH (lactate dehydrogenase): đánh giá độ nặng của tình trạng tan máu Test Coombs Định lượng bilirubin máu Phân tích nước tiểu Điều trị bệnh thiếu men G6PD quan trọng nhất là loại bỏ các yếu tố khởi phát một đợt cấp, bao gồm: Tránh dùng thức ăn hay các loại thuốc đã được xác định gây tan máu. Tiêm vaccine phòng bệnh có thể chống lại một vài tác nhân gây nhiễm khuẩn như virus viêm gan A, virus viêm gan B. Trong thể bệnh cấp tính, khi tan máu đang xảy ra, truyền máu có thể cần thiết để điều trị bệnh. Truyền máu là phương pháp điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng có hiệu quả nhất vì tế bào hồng cầu trong máu người cho không bị thiếu hụt men G6PD nên sẽ tồn tại lâu hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Trong những trường hợp nặng phải cần đến lọc máu khi có suy thận cấp. Cắt lách là phương pháp điều trị ngoại khoa có hiệu quả trên một vài bệnh nhân vì lách là nơi các tế bào hồng cầu bị bắt giữ và phá hủy. Các thuốc như vitamin E và selenium, mặc dù là các tác nhân chống oxy hóa nhưng không có tác dụng điều trị bệnh. Tổng quan bệnh Thiếu men G6PD
Nguyên nhân bệnh Thiếu men G6PD
Di truyền
Yếu tố khởi phát:
Triệu chứng bệnh Thiếu men G6PD
Đường lây truyền bệnh Thiếu men G6PD
Đối tượng nguy cơ bệnh Thiếu men G6PD
Phòng ngừa bệnh Thiếu men G6PD
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thiếu men G6PD
Các biện pháp điều trị bệnh Thiếu men G6PD