Thiếu máu là gì? Thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tốc và số lượng hồng cầu có trong máu ngoại vi bị giảm đi, kết quả là thiếu lượng oxy đến các mô của các tế bào trong cơ thể. Các nhóm nguyên nhân chính gây ra thiếu máu ở người: Thiếu máu do giảm sản xuất máu tại tủy xương: Thiếu máu thiếu sắt: do những bệnh lý gây mất máu như giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ... Thiếu máu do thiếu acid folic: thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu, kém hấp thu, sử dụng thuốc ngừa thai... Thiếu máu do thiếu vitamin B12: gặp do cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng Do bất thường di truyền: bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu, dẫn đến thời gian sống của hồng cầu rút ngắn gây ra bệnh Thalassemia, thường gặp hai thể bệnh là beta- thalassemia và alpha- thalassemia. Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: do trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây nên hiện tượng thiếu máu. Thiếu máu do suy tủy xương: do tình trạng tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân do nhiễm trùng , hóa chất, tia xạ, di truyền hay không rõ nguyên nhân gây ra. Thiếu máu do suy thận mạn: suy thận mạn gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm cho lượng Erythropoietin giảm thấp. Bệnh nhân thiếu máu thường có những biểu hiện sau: Các yếu tố nguy cơ của hiện tượng thiếu máu là: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, vitamin B12, folate. Rối loạn đường ruột: tình trạng này dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non gây nên thiếu máu. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra thiếu hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Phụ nữ trong quá trình mang thai có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do lượng sắt phải được dự trữ cho khối lượng máu tăng lên để cung cấp hemoglobin cho bào thai. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như ung thư, suy thận, suy gan cũng là nguy cơ của thiếu máu. Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền cũng là nguy cơ gây nên tình trạng thiếu máu. Những yếu tố khác như tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu, rối loạn tự miễn, nghiện rượu , hóa chất độc hại và sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu, gây hiện tượng thiếu máu trên bệnh nhân. Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, chúng ta nên: Ăn uống hợp vệ sinh và khoa học. Khẩu phần ăn phải có đầy đủ các chất, hợp khẩu vị, hạn chế các gia vị nhân tạo, hương liệu và dầu mỡ. Chế độ sinh hoạt làm việc cân đối kết hợp rèn luyện nâng cao sức khỏe. Phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình, bổ sung thêm sắt uống và ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều sắt khi cơ thể thiếu sắt. Lắng nghe cơ thể và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu cũng như các yếu tố nguy cơ thiếu máu. Khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Về lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa trên các dấu hiệu sau: Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu Chán ăn, rối loạn tiêu hóa Hồi hộp, dễ mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh Phụ nữ có thể vô kinh Về cận lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa vào các kết quả công thức máu, hàm lượng acid folic/hàm lượng ferritin/tủy Công thức máu: Dựa vào nồng độ Hemoglobin trong máu như sau: Thấp hơn 13g/dl (130 g/l) đối với nam giới. Thấp hơn 12g/dl (120 g/l) đối với nữ giới. Thấp hơn 11 g/dl (110g/l) đối với người lớn tuổi. Hàm lượng Ferritin giảm Hàm lượng Acid folic hoặc vitamin B12 giảm Tủy giảm sinh Các phương pháp điều trị thiếu máu phải tùy vào nguyên nhân thiếu máu, có thể có những biện pháp sau đây: Truyền máu Sử dụng corticosteroid, các thuốc ức chế hệ miễn dịch. Sử dụng erythropoietin giúp tủy xương tạo được nhiều tế bào máu hơn. Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và các loại vitamin, khoáng chất khác.Tổng quan bệnh Thiếu máu
Nguyên nhân bệnh Thiếu máu
Triệu chứng bệnh Thiếu máu
Đối tượng nguy cơ bệnh Thiếu máu
Phòng ngừa bệnh Thiếu máu
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thiếu máu
Các biện pháp điều trị bệnh Thiếu máu