Bệnh than là gì? Bệnh than, tên gọi khác là bệnh nhiệt thán, là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn gram dương hình que là Bacillus anthracis. Bệnh được gây ra trên các loài động vật máu nóng như gia súc, động vật hoang dã hoặc cũng có thể là bệnh than ở người. Bệnh than đang là mối đe dọa hiện nay khi ngày càng bị lợi dụng căn bệnh này để làm vũ khí sinh học. Nguyên nhân của bệnh than là vi khuẩn Bacillus anthracis. Vi khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bào chính là tác nhân chính dẫn đến bệnh than. Khi sinh bào tử sau nhiều năm ẩn mình ở môi trường tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis tồn tại rất lâu và có sức sống rất cao trong những môi trường khắc nghiệt. Loại bào tử này còn có khả năng chịu nhiệt và đề kháng với một số hóa chất khử trùng. Từ những bào tử gây bệnh này, con người tiếp xúc với động vật, những sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh, những vết thương, sự hít phải vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nên bệnh than. Triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào bệnh xảy ra qua con đường nào và những triệu chứng này xuất hiện trong bảy ngày sau khi tiếp xúc. Triệu chứng bệnh than xảy ra qua da Bệnh xảy ra qua một vết cắt trên da bao gồm những biểu hiện sau: Một số vết giộp và u nhỏ có thể gây ngứa Sưng vùng xung quanh vết thương Vết thương có thể không đau, loét, tâm đen xuất hiện sau vết giộp và u nhỏ, vị trí ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay. Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường hô hấp Sốt, ớn lạnh. Khó chịu vùng ngực, khó thở. Chóng mặt. Ho Buồn nôn, nôn. Đau đầu Đau bụng. Toát mồ hôi. Đau nhức toàn thân. Đau nhức cơ. Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường tiêu hóa Do ăn phải những thức ăn, thịt động vật bị nhiễm vi khuẩn, thường có các dấu hiệu sau: Sốt, ớn lạnh. Sưng cổ, nổi hạch vùng cổ. Đau họng, nuốt có cảm giác đau. Khàn giọng. Buồn nôn, nôn, nôn ra máu. Đau bụng. Tiêu chảy, tiêu chảy có máu. Đau đầu. Đỏ mặt. Đỏ mắt. Bệnh than lây truyền chủ yếu qua ba con đường: Qua vết thương hở trên da Qua đường hô hấp Qua đường tiêu hóa Cả ba con đường này đều có nguyên nhân trực tiếp là việc nhiễm phải vi khuẩn từ mô động vật, da, xương, lông, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhiễm bệnh than thông qua việc tiếp xúc, sờ phải, hít phải và ăn phải những mầm bệnh. Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh than nhiều hơn những người bình thường bao gồm: Những người phục vụ trong quân đội và những khu vực có nguy cơ mắc phải bệnh than. Những người liên quan đến việc nghiên cứu bệnh than trong phòng thí nghiệm. Những người làm công việc xử lý da, lông động vật trong các khu vực có nguy cơ bị bệnh than. Những người làm việc trong ngành thú y. Những người tiêm chích, sử dụng các loại ma túy. Để phòng ngừa bệnh than, cần thực hiện những biện pháp sau: Tuyên truyền giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với những vật nhiễm vi khuẩn bệnh than. Hướng dẫn chăm sóc vết thương trên da. Đối với ngành công nghiệp có nguy cơ truyền bệnh than, thực hiện phòng chống bụi, thông gió tốt, trong khâu chế biến nguyên vật liệu từ động vật thô. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho công nhân làm trong những ngành công nghiệp có nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng đồ bảo hộ lao động, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh than. Dùng hơi formaldehyde để diệt khuẩn trong các khu vực công nghiệp nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Không được mổ xác chết, giết mổ động vật bị nghi nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh than. Nếu đã mổ thì phải tiêu hủy toàn bộ dụng cụ và vật dụng có liên quan đến việc giết mổ. Đặc biệt, bệnh than ở Việt Nam được phòng chống bằng cách tiêu hủy theo trình tự những xác chết động vật hoặc động vật sống mắc bệnh, có biểu hiện mắc bệnh than. Ngăn cấm bán da, lông cũng những động vật nhiễm bệnh than. Kiểm tra nước thải và những chất thải của nhà máy chế biến động vật có nguy cơ nhiễm bệnh. Để chẩn đoán chính xác bệnh than, ngoài những triệu chứng lâm sàng, cần làm những kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán: X quang ngực và chụp cắt lớp vi tính: để đánh giá trung thất mở rộng, tràn dịch màng phổi. Từ đó, đưa đến suy nghĩ bệnh than xảy ra qua đường hô hấp. Đo lường kháng thể, độc tố có trong máu. Xét nghiệm tìm vi khuẩn Bacillus anthracis thông qua các loại mẫu vật: Miếng gạc ở phần da tổn thương. Đờm, máu, dịch hô hấp tiết ra. Máu, phân. Dịch cột sống. Đất chôn động vật chết hoặc da, xương của chúng. Đối với điều trị bệnh than: Bệnh xảy ra qua đường da dễ điều trị nhất Bệnh xảy ra qua đường hô hấp lại diễn tiến nhanh hơn và có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não nên cần được xử trí tích cực từ sớm. Bệnh xảy ra qua đường tiêu hóa tương đối khó điều trị vì bệnh nhân bị mất nước, mất điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết và thủng ruột. Để điều trị cụ thể bệnh than, thường sử dụng các phương pháp sau: Điều trị nội khoa bằng sử dụng kháng sinh kết hợp với truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Khi được điều trị bằng kháng sinh, hiệu quả tốt nhất trong sáu mươi ngày từ lúc tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Vắc xin cho bệnh than đã được sử dụng đối với những người làm việc trong lĩnh vực quân đội, nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh than hoặc có nguy cơ mắc bệnh than, bác sĩ thú y có làm việc trực tiếp với những động vật nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh than và những người bị nhiễm bệnh than sau cuộc tấn công sử dụng bệnh than như vũ khí sinh học. Những đối tượng không được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người lớn tuổi.Tổng quan bệnh Than
Nguyên nhân bệnh Than
Triệu chứng bệnh Than
Đường lây truyền bệnh Than
Đối tượng nguy cơ bệnh Than
Phòng ngừa bệnh Than
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Than
Các biện pháp điều trị bệnh Than