Một trẻ bị tắc tuyến lệ là khi các ống dẫn nước mắt của trẻ chưa được mở hoàn toàn. Thực tế tình trạng tắc tuyến lệ không nguy hiểm và không có ảnh hưởng gì ngoại trừ việc khiến trẻ chảy nước mắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nghiêm trọng khi các ống dẫn lệ ngập trong nước mắt khiến ống có thể bị kích thích và nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do trẻ được sinh ra trước khi ống dẫn nước mắt được mở hoàn toàn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nước mắt không thể chảy theo đúng quy trình và ứ đọng quá nhiều chính là tắc Triệu chứng chủ yếu của một đứa trẻ có quá nhiều nước mắt hay bị tràn nước mắt mà bác sĩ có thể nhìn thấy đó là: Chảy nước mắt sống, có ghèn nhưng không bị đỏ hay kích thích. Cần lưu ý vấn đề này vì nếu mắt bị đỏ hay kích thích thì nguyên nhân chủ yếu là nhiễm trùng, dị ứng hay chấn thương hoặc các tình trạng khác mà cần ưu tiên điều trị. Nước mắt của trẻ có dịch mờ đục hoặc có màu vàng trong. Nhờ vào những triệu chứng đó bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng tắc tuyến lệ trẻ sơ sinh cũng như đưa ra chẩn đoán sớm về bệnh Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ cần được đưa ra sau khi bác sĩ đã xác định đứa trẻ có bị nghẽn ống dẫn nước mắt hay không. Nếu thực sự có tắc nghẽn thì các phương pháp đơn giản có thể đưa ra đó là: Day ấn vùng điểm lệ 2-3 lần/ ngày Nhỏ thuốc cho mắt Tuy nhiên những phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả và để ống dẫn lệ tự thông có thể phải cần đến một năm. Trong thời gian đó, nếu có những vấn đề khác xảy ra thì bác sĩ có thể cân nhắc một quy trình để làm thông ống dẫn nước mắt. Việc thăm dò được nên được thực hiện trong phòng phẫu thuật, bệnh nhi sẽ được gây mê trước khi thăm dò ống dẫn nước mắt và có thể chỉ định kháng sinh trước khi dò nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Các bước thăm dò gồm có: Đặt một ống dò bằng kim loại trông như sợi dây điện qua lỗ ở mí mắt, ống dò sẽ được đưa tới ống dẫn nước mắt Tiếp theo, nước sạch sẽ được phun thông qua ống dẫn nước mắt để đảm bảo ống được thông. Cuối cùng, khi bác sĩ thấy ống dò đã mở đường thông sẽ rút ống dò ra. Phương pháp này thường cho hiệu quả rất cao trong thực tế. Một số trường hợp ngoại lệ, việc tắc nghẽn thậm chí không thể thực hiện bằng dò ống dẫn lệ. Việc này xảy ra có thể do hai nguyên nhân: thứ nhất là nước mắt bị đọng trong ống dẫn nước mắt và thứ hai là ống này bị nhiễm trùng liên tục. Trong trường hợp đó, vẫn còn một phương pháp khả thi. Đó chính là ở bước cuối của quá trình thăm dò ống dẫn nước mắt. Thay vì lấy ống dò ra sau khi kết thúc, bác sĩ sẽ đặt thêm một ống nhựa nhỏ bên trong ống dẫn. Mục đích chính của cách làm này là ép ống dẫn nước mắt phải mở ra sau khi ống nhựa được rút ra. Đôi khi ống dẫn nước mắt của bệnh nhi không hoạt động được thì phương pháp mổ nội soi sẽ được nghĩ đến nhằm thực hiện một đường mổ ở gần mũi, đục một lỗ nhỏ qua xương để tạo thành một ống thông mới từ mũi qua mắt. Một ống nhựa mới sẽ được đặt tại đây trong vài tháng trước khi rút ra. Đây cũng là một phương pháp hiện đại và hiệu quả trong điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ em.Tổng quan bệnh Tắc tuyến lệ ở trẻ em
Nguyên nhân bệnh Tắc tuyến lệ ở trẻ em
Triệu chứng bệnh Tắc tuyến lệ ở trẻ em
Các biện pháp điều trị bệnh Tắc tuyến lệ ở trẻ em