Bàng quang hay còn gọi là bọng đái là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể bằng cách đi tiểu. Nước tiểu từ niệu quản vào bàng quang và ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Sỏi bàng quang là gì? Sỏi bàng quang được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh. Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sỏi bàng quang có thể là do sỏi từ thận, niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang. Trong đó, có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi bàng quang như: Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống. Nguyên nhân khiến nước tiểu bị ứ đọng đều dẫn đến nguy cơ tạo sỏi bàng quang (túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, u, cục) hoặc cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến mãn tính ( ở nam giới) đè cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu. Sa bàng quang: ở phụ nữ, thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo; điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang Một số trường hợp sỏi bàng quang là do chít hẹp niệu đạo hoặc do bàng quang có dị vật, từ đó gây nên ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo sỏi. Bổ sung nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó lại uống ít nước. Thiết bị y tế: những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi Ngoài ra, còn có thể do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu (thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não…) Uống ít nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang nếu nhỏ có thể không gây triệu chứng gì. Bên cạnh đó, một số có triệu chứng sẽ than phiền các dấu hiệu sau: Đau bụng dưới. Đau hoặc khó chịu trong dương vật ở nam giới Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần Tiểu khó hoặc gián đoạn dòng nước tiểu. Tiểu máu hoặc nước tiểu sậm Ngay cả những người không có triệu chứng sỏi bàng quang cũng có thể dẫn đến biến chứng, như: Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính: nếu không được điều trị, sỏi bàng quang có thể gây ra các vấn đề tiết niệu dài hạn, chẳng hạn như tiểu đau hay đi tiểu thường xuyên.. Nhiễm trùng đường tiểu. Ung thư bàng quang: sỏi bàng quang tạo kích thích mạn tính vào thành bàng quang, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Giới tính: sỏi bàng quang xảy ra chủ yếu ở nam giới. Tuổi: sỏi bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên Bàng quang bị cản trở lối thoát: có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hay phẫu thuật. Thần kinh bàng quang: di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm… Nhằm hạn chế nguy cơ bị sỏi bàng quang bạn nên: Thường xuyên khám kiểm tra sức khỏe định kỳ Tập thói quen uống nhiều nước: nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận và bàng quang tránh sự kết tủa tạo sỏi. Dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường. Ăn nhiều cá hơn thịt: hạn chế thực phẩm chứa đạm và protein bởi có thể khiến bệnh sỏi thêm trầm trọng. Không nên ăn nội tạng nhất là gan, bởi gan chứa nhiều purin - chất này tạo sỏi. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Thực hiện chẩn đoán sỏi bàng quang bắt đầu với khám lâm sàng. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra bụng dưới để xem cầu bàng quang và trong một số trường hợp, thực hiện kiểm tra trực tràng để xác định xem tuyến tiền liệt có phì đại. Các xét nghiệm khác được sử dụng để thực hiện chẩn đoán sỏi bàng quang có thể bao gồm: Tổng phân tích nước tiểu. Mẫu nước tiểu thu thập được đem kiểm tra xem có máu, vi khuẩn và các khoáng chất kết tinh. Soi bàng quang: là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán sỏi bàng quang vì nó giúp bác sĩ xem số lượng, kích thước và vị trí của sỏi trong bàng quang. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). CT scan có thể phát hiện sỏi thậm chí rất nhỏ Siêu âm: phương pháp này sẽ giúp tìm hình ảnh các cục sỏi bằng sóng âm X-quang (KUB): X- quang thận, niệu quản và bàng quang sẽ giúp bác sĩ xác định xem có sỏi trong hệ thống tiết niệu hay không. Đây là một thủ thuật rẻ tiền và dễ dàng, nhưng một số loại sỏi không cản quang thì không thể nhìn thấy trên X quang thông thường. Chụp cản quang đường tĩnh mạch: bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch, thuốc cản quang sẽ đi đến hệ tiết niệu từ thận xuống bàng quang, niệu quản. Hình ảnh đường đi của chất cản quang qua các cơ quan sẽ được thu lại bằng máy chụp X quang Nhằm mục đích điều trị sỏi bàng quang hiệu quả và triệt để, cần xác định chính xác loại sỏi và kích thước của sỏi. Nếu sỏi trong bàng quang của bạn có kích thước nhỏ, bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng dòng nước tiểu. Cách điều trị sỏi bàng quang trong trường hợp sỏi lớn bị kẹt bao gồm: Nếu sỏi nhỏ dưới 6 mm có thể áp dụng các thủ thuật sau: Nội soi lấy sỏi Tán sỏi nội soi Tán sỏi ngoài cơ thể Loại bỏ sỏi bàng quang bằng phẫu thuật: Nếu sỏi quá lớn đến nỗi không thể tán được (>25mm) , bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi. Xem thêm:Tổng quan bệnh Sỏi bàng quang
Nguyên nhân bệnh Sỏi bàng quang
Triệu chứng bệnh Sỏi bàng quang
Đối tượng nguy cơ bệnh Sỏi bàng quang
Phòng ngừa bệnh Sỏi bàng quang
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sỏi bàng quang
Các biện pháp điều trị bệnh Sỏi bàng quang